Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
Đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc ở tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: baothanhhoa.vn
Đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho  đồng bào dân tộc  ở tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: baothanhhoa.vn

Đề án góp phần từng bước nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước của đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó giúp đồng bào yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đề án được triển khai thực hiện trên 11 huyện miền núi và 7 huyện, thị xã giáp ranh có xã, phường miền núi, bao gồm các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, thị xã Bỉm Sơn.

Đối tượng thụ hưởng của Đề án là đồng bào dân tộc sinh sống, cư trú ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; đội ngũ cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào cũng là đối tượng Đề án hướng tới.

Đề án tập trung tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Trong đó, chú trọng tuyên truyền Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; Chương trình 135, các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách giáo dục, y tế; hướng dẫn đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống…  Cùng với đó, tuyên truyền việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; tuyên truyền, vận động đồng bào cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, nâng cao nhận thức về chủ quyền an ninh biên giới…

Ông Lương Văn Tưởng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết, là cơ quan chủ trì triển khai Đề án, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức cơ quan công tác dân tộc và đội ngũ báo cáo viên các huyện về các nội dung cơ bản của Đề án. Ban cũng đang chỉ đạo Phòng Dân tộc các địa phương thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động về chính sách dân tộc cho đồng bào 16 xã biên giới của tỉnh thông qua các hội nghị tuyên truyền trực tiếp, nói chuyện chuyên đề về pháp luật, chính sách dân tộc.

Ban Dân tộc tỉnh đã biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật và tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, cung cấp cho các huyện miền núi và các huyện có xã miền núi giáp ranh; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…
Khiếu Tư 

Có thể bạn quan tâm

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Chiều 10/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình và nhiệm vụ thời gian tới.

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Mô hình 5+1 ở Đắk Song (Đắk Nông) đang tạo làn gió mới thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo một cách bền vững. Trong ảnh: Một góc khu dân cư vùng dân tộc thiểu số ở xã biên giới Thuận Hà.

Hiệu quả mô hình 5+1 ở Đắk Song

Với cách làm sáng tạo, mô hình 5+1 (5 đảng viên giúp 1 hộ thoát nghèo) được triển khai tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã và đang giúp nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tạo đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào…