Đây là kết luận được các nhà khoa học Mỹ đưa ra trong công trình nghiên cứu vừa công bố.
Để đưa ra kết luận trên, các nhà khoa học đến từ Trường Khoa học dinh dưỡng và chính sách Friedman thuộc Đại học Tufts đã tiến hành phân tích mối liên hệ giữa việc dung nạp isoflavone, hợp chất chống lão hóa có trong đậu nành, và tỷ lệ tử vong vì mọi nguyên nhân của hơn 6.200 phụ nữ Mỹ và Canada bị ung thư vú.
Kết quả sau thời gian theo dõi 9 năm cho thấy, nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân tiêu thụ nhiều isoflavone thấp hơn 21% so với những bệnh nhân ít tiêu thụ hợp chất này.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, isoflavone chỉ có tác dụng làm giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân không điều trị rối loạn nội tiết tố bằng những loại thuốc như Tamoxifen - vốn làm giảm thiểu tác dụng của estrogen.
Các nghiên cứu công bố trước đây đều cho thấy mức tiêu thụ isoflavone cao không liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở phụ nữ được điều trị bằng nội tiết tố.
Từ lâu đã có nhiều tranh cãi về việc bệnh nhân ung thư vú có nên ăn nhiều thức ăn từ đậu nành, đặc biệt là những người được điều trị bằng các liệu pháp hormone.
Các nhà khoa học lo ngại các đặc tính giống estrogen của isoflavone có thể khiến các tế bào ung thư phát triển và lan rộng, làm giảm hiệu quả của các liệu pháp hormone.
Tuy nhiên, trưởng nhóm nghiên cứu nói trên, bà Fang Fang Zhang khẳng định chất isoflavone có trong đậu nành đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư vú, và các phân tích dịch tễ học ở phụ nữ Đông Á bị ung thư vú cho thấy tiêu thụ nhiều isoflavone có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở các chất isoflavone có trong tự nhiên, chứ không phải từ các loại thực phẩm bổ sung.
Chuyên gia Omer Kucuk đến từ Viện Ung thư Winship thuộc Đại học Emory cho biết họ cũng đã có bằng chứng cho thấy các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.
Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo phụ nữ nên ăn nhiều đậu nành vì đây là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe.".
Để đưa ra kết luận trên, các nhà khoa học đến từ Trường Khoa học dinh dưỡng và chính sách Friedman thuộc Đại học Tufts đã tiến hành phân tích mối liên hệ giữa việc dung nạp isoflavone, hợp chất chống lão hóa có trong đậu nành, và tỷ lệ tử vong vì mọi nguyên nhân của hơn 6.200 phụ nữ Mỹ và Canada bị ung thư vú.
Kết quả sau thời gian theo dõi 9 năm cho thấy, nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân tiêu thụ nhiều isoflavone thấp hơn 21% so với những bệnh nhân ít tiêu thụ hợp chất này.
(Nguồn: therakyatpost.com) |
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, isoflavone chỉ có tác dụng làm giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân không điều trị rối loạn nội tiết tố bằng những loại thuốc như Tamoxifen - vốn làm giảm thiểu tác dụng của estrogen.
Các nghiên cứu công bố trước đây đều cho thấy mức tiêu thụ isoflavone cao không liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở phụ nữ được điều trị bằng nội tiết tố.
Từ lâu đã có nhiều tranh cãi về việc bệnh nhân ung thư vú có nên ăn nhiều thức ăn từ đậu nành, đặc biệt là những người được điều trị bằng các liệu pháp hormone.
Các nhà khoa học lo ngại các đặc tính giống estrogen của isoflavone có thể khiến các tế bào ung thư phát triển và lan rộng, làm giảm hiệu quả của các liệu pháp hormone.
Tuy nhiên, trưởng nhóm nghiên cứu nói trên, bà Fang Fang Zhang khẳng định chất isoflavone có trong đậu nành đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư vú, và các phân tích dịch tễ học ở phụ nữ Đông Á bị ung thư vú cho thấy tiêu thụ nhiều isoflavone có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở các chất isoflavone có trong tự nhiên, chứ không phải từ các loại thực phẩm bổ sung.
Chuyên gia Omer Kucuk đến từ Viện Ung thư Winship thuộc Đại học Emory cho biết họ cũng đã có bằng chứng cho thấy các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.
Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo phụ nữ nên ăn nhiều đậu nành vì đây là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe.".
Theo vietnamplus.vn