Cống hiến sức trẻ
Công Bằng là một xã khó khăn của huyện Pác Nặm nằm cách trung tâm huyện 12 km, có tổng diện tích tự nhiên 5.335 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 480 ha, có 625 hộ và 3035 nhân khẩu, đa số là dân tộc thiểu số. Công Bằng là xã miền núi, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí của người dân chưa đồng đều, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo toàn xã còn cao.
Năm 2012, chị Ngô Thị Thanh (sinh năm 1983) được phân công về làm Phó Chủ tịch UBND xã Công Bằng, huyện Pác Nặm. Ở cương vị mới, mọi thứ đều mới mẻ, Thanh phải làm quen từ đầu. Tuy không phải là người sinh ra và lớn lên ở đây nhưng Thanh luôn chịu khó học hỏi, sâu sát với người dân nên dần bắt nhịp được cuộc sống, phong tục tập quán nơi đây. Chị chia sẻ: “Mình sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, lấy chồng ở Bắc Kạn, được phân công nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND xã vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm cao cả. Lúc mới chuyển lên đây mình thấy còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng rồi dần cũng quen. May mắn là chồng mình cũng chuyển hẳn công tác lên đây nên mình không phải lặn lội hơn 80 km đường đèo để về thăm nhà thường xuyên. Khó khăn nhất khi làm Phó Chủ tịch UBND xã là làm sao để bà con hiểu và thay đổi tư duy, tập quán cũ để tiếp cận với khoa học kỹ thuật, những mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên nhiệm vụ giảm nghèo ở xã Công Bằng được đặt lên hàng đầu, Ngô Thị Thanh đã cùng lãnh đạo xã lập kế hoạch cụ thể, xác định mục tiêu và tập trung thế mạnh của xã. Ngay từ đầu năm chị đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo, phân công từng thành viên trong ban chỉ đạo xuống các thôn chỉ đạo Ban xóa đói giảm nghèo cấp thôn xây dựng kế hoạch cụ thể của từng thôn đưa ra những hộ có khả năng thoát nghèo trong năm; đồng thời phân công từng đồng chí cán bộ đảng viên, các chi hội đoàn thể của thôn trực tiếp phụ trách giúp đỡ các hộ nghèo. Xã cũng ưu tiên cho các hộ nghèo, hộ dự kiến thoát nghèo được vay vốn qua các chương trình với lãi suất thấp qua các kênh đoàn thể của xã, tham gia vào các chương trình của dự án như: Chương trình 135, dự án 30a, hướng dẫn họ sử dụng có hiểu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, các nguồn hỗ trợ để các hộ từng bước vươn lên thoát nghèo; qua đó góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 54,07% năm 2011 xuống còn 26,06% hiện nay. Đến nay toàn xã có khoảng 32 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 50 – 150 triệu đồng/năm, trong đó có 15 mô hình chăn nuôi lợn theo hướng gia trại; 7 mô hình chăn nuôi trâu, bò; 10 mô hình trồng cây ăn quả.
Trong 5 năm làm Phó Chủ tịch UBND xã Công Bằng, Ngô Thị Thanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và vừa qua chị Ngô Thị Thanh đã được phân công làm Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Pác Nặm.
Chị Bàn Thị Pết ở thôn Phiêng Luông, xã Công Bằng, huyện Pác Nặm cho biết: Chị Ngô Thị Thanh là người nhiệt tình, năng nổ, gần gũi với bà con. Chị thường xuyên xuống cơ sở để chỉ bảo, tuyên truyền hướng dẫn bà con chăm sóc lúa, trâu bò, lợn; vận động học sinh đến trường, tổ chức các chương trình cho thiếu nhi, thôn, bản. Chị luôn được bà con tin yêu.
Khác với Ngô Thị Thanh, Triệu Anh Chư (sinh năm 1986, dân tộc Tày) sinh ra và lớn lên ở Bắc Kạn. Được phân công về làm Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể phụ trách nông lâm nghiệp phù hợp với năng lực chuyên môn nên Triệu Anh Chư đã nhanh chóng bắt nhịp với công việc. Thời gian công tác tại xã Đồng Phúc, Triệu Anh Chư đã có cơ hội để thực thiện, phối hợp triển khai thực hiện các mô hình, dự án, kế hoạch phát triển chăn nuôi, trồng trọt và được áp dụng trên địa bàn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân nơi đây.
Triệu Anh Chư chia sẻ: "Mình thường xuyên đi cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đồng thời lựa chọn mô hình, đề án phù hợp với thực tiễn địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tránh mang tính phong trào, hình thức. Cần tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân, có chính sách khuyến khích, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo; đổi mới phương pháp trong tập huấn, trong việc chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp; định hướng đầu ra các loại sản phẩm, trang bị và hỗ trợ kiến thức cần thiết về thị trường cho nông dân.
Vừa qua, Triệu Anh Chư đã được bổ nhiệm làm Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Ba Bể.
Tiếp tục gắn bó với vùng cao
Ông Cao Minh Hải, Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết, các đội viên Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được người dân tin yêu. Các trí thức trẻ bằng nhiệt huyết, sự năng động đã góp phần giảm nghèo, giúp người dân có thêm kiến thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Tuy nhiên do các trí thức trẻ đều là mới ra trường nên cần bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm.
Ông Ma Xuân Thu, Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Kạn đánh giá: Trong lĩnh vực được giao phụ trách các đội viên Dự án ở cơ sở luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; thực hiện chế độ báo cáo đúng thời gian quy định. Các đội viên tham gia dự án luôn chủ động nghiên cứu học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp, nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các đội viên luôn thể hiện tinh thần nhiệt tình, chủ động trong giải quyết các vấn đề bức xúc phát sinh ở địa phương. Tuy nhiên, còn có đội viên bộc lộ những hạn chế trong công tác như: Một số đội viên chưa thật sự chủ động trong công tác và chưa thật sự mạnh dạn trong công tác chỉ đạo, còn ngại va chạm, tinh thần phê và tự phê bình của một số đội viên chưa cao.
Ông Thu cho biết thêm, sau khi kết thúc dự án, các đội viên đã được sắp xếp, bố trí công tác, vị trí phù hợp để họ tiếp tục an tâm phấn đấu, cống hiến sức trẻ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Việc thu hút trí thức trẻ về địa phương công tác góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đã mang lại hiệu quả tích cực cho địa phương. Các trí thức trẻ đã phát huy được năng lực chuyên môn, tính sáng tạo, chịu khó học hỏi, không ngại khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đây là chủ trương đúng đắn, góp phần tăng tỷ lệ cán bộ, công chức trẻ ở địa phương, chuẩn hóa và tạo được nguồn cán bộ, công chức trẻ có trình độ chuyên môn, có năng lực để kế thừa cho đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở./.
Công Bằng là một xã khó khăn của huyện Pác Nặm nằm cách trung tâm huyện 12 km, có tổng diện tích tự nhiên 5.335 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 480 ha, có 625 hộ và 3035 nhân khẩu, đa số là dân tộc thiểu số. Công Bằng là xã miền núi, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí của người dân chưa đồng đều, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo toàn xã còn cao.
Năm 2012, chị Ngô Thị Thanh (sinh năm 1983) được phân công về làm Phó Chủ tịch UBND xã Công Bằng, huyện Pác Nặm. Ở cương vị mới, mọi thứ đều mới mẻ, Thanh phải làm quen từ đầu. Tuy không phải là người sinh ra và lớn lên ở đây nhưng Thanh luôn chịu khó học hỏi, sâu sát với người dân nên dần bắt nhịp được cuộc sống, phong tục tập quán nơi đây. Chị chia sẻ: “Mình sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, lấy chồng ở Bắc Kạn, được phân công nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND xã vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm cao cả. Lúc mới chuyển lên đây mình thấy còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng rồi dần cũng quen. May mắn là chồng mình cũng chuyển hẳn công tác lên đây nên mình không phải lặn lội hơn 80 km đường đèo để về thăm nhà thường xuyên. Khó khăn nhất khi làm Phó Chủ tịch UBND xã là làm sao để bà con hiểu và thay đổi tư duy, tập quán cũ để tiếp cận với khoa học kỹ thuật, những mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Ruộng bậc thang xã Công Bằng vào mùa lúa chín. Ảnh baobackan.org.vn |
Là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên nhiệm vụ giảm nghèo ở xã Công Bằng được đặt lên hàng đầu, Ngô Thị Thanh đã cùng lãnh đạo xã lập kế hoạch cụ thể, xác định mục tiêu và tập trung thế mạnh của xã. Ngay từ đầu năm chị đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo, phân công từng thành viên trong ban chỉ đạo xuống các thôn chỉ đạo Ban xóa đói giảm nghèo cấp thôn xây dựng kế hoạch cụ thể của từng thôn đưa ra những hộ có khả năng thoát nghèo trong năm; đồng thời phân công từng đồng chí cán bộ đảng viên, các chi hội đoàn thể của thôn trực tiếp phụ trách giúp đỡ các hộ nghèo. Xã cũng ưu tiên cho các hộ nghèo, hộ dự kiến thoát nghèo được vay vốn qua các chương trình với lãi suất thấp qua các kênh đoàn thể của xã, tham gia vào các chương trình của dự án như: Chương trình 135, dự án 30a, hướng dẫn họ sử dụng có hiểu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, các nguồn hỗ trợ để các hộ từng bước vươn lên thoát nghèo; qua đó góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 54,07% năm 2011 xuống còn 26,06% hiện nay. Đến nay toàn xã có khoảng 32 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 50 – 150 triệu đồng/năm, trong đó có 15 mô hình chăn nuôi lợn theo hướng gia trại; 7 mô hình chăn nuôi trâu, bò; 10 mô hình trồng cây ăn quả.
Trong 5 năm làm Phó Chủ tịch UBND xã Công Bằng, Ngô Thị Thanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và vừa qua chị Ngô Thị Thanh đã được phân công làm Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Pác Nặm.
Chị Bàn Thị Pết ở thôn Phiêng Luông, xã Công Bằng, huyện Pác Nặm cho biết: Chị Ngô Thị Thanh là người nhiệt tình, năng nổ, gần gũi với bà con. Chị thường xuyên xuống cơ sở để chỉ bảo, tuyên truyền hướng dẫn bà con chăm sóc lúa, trâu bò, lợn; vận động học sinh đến trường, tổ chức các chương trình cho thiếu nhi, thôn, bản. Chị luôn được bà con tin yêu.
Khác với Ngô Thị Thanh, Triệu Anh Chư (sinh năm 1986, dân tộc Tày) sinh ra và lớn lên ở Bắc Kạn. Được phân công về làm Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể phụ trách nông lâm nghiệp phù hợp với năng lực chuyên môn nên Triệu Anh Chư đã nhanh chóng bắt nhịp với công việc. Thời gian công tác tại xã Đồng Phúc, Triệu Anh Chư đã có cơ hội để thực thiện, phối hợp triển khai thực hiện các mô hình, dự án, kế hoạch phát triển chăn nuôi, trồng trọt và được áp dụng trên địa bàn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân nơi đây.
Triệu Anh Chư chia sẻ: "Mình thường xuyên đi cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đồng thời lựa chọn mô hình, đề án phù hợp với thực tiễn địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tránh mang tính phong trào, hình thức. Cần tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân, có chính sách khuyến khích, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo; đổi mới phương pháp trong tập huấn, trong việc chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp; định hướng đầu ra các loại sản phẩm, trang bị và hỗ trợ kiến thức cần thiết về thị trường cho nông dân.
Vừa qua, Triệu Anh Chư đã được bổ nhiệm làm Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Ba Bể.
Tiếp tục gắn bó với vùng cao
Ông Cao Minh Hải, Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết, các đội viên Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được người dân tin yêu. Các trí thức trẻ bằng nhiệt huyết, sự năng động đã góp phần giảm nghèo, giúp người dân có thêm kiến thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Tuy nhiên do các trí thức trẻ đều là mới ra trường nên cần bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm.
Ông Ma Xuân Thu, Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Kạn đánh giá: Trong lĩnh vực được giao phụ trách các đội viên Dự án ở cơ sở luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; thực hiện chế độ báo cáo đúng thời gian quy định. Các đội viên tham gia dự án luôn chủ động nghiên cứu học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp, nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các đội viên luôn thể hiện tinh thần nhiệt tình, chủ động trong giải quyết các vấn đề bức xúc phát sinh ở địa phương. Tuy nhiên, còn có đội viên bộc lộ những hạn chế trong công tác như: Một số đội viên chưa thật sự chủ động trong công tác và chưa thật sự mạnh dạn trong công tác chỉ đạo, còn ngại va chạm, tinh thần phê và tự phê bình của một số đội viên chưa cao.
Ông Thu cho biết thêm, sau khi kết thúc dự án, các đội viên đã được sắp xếp, bố trí công tác, vị trí phù hợp để họ tiếp tục an tâm phấn đấu, cống hiến sức trẻ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Việc thu hút trí thức trẻ về địa phương công tác góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đã mang lại hiệu quả tích cực cho địa phương. Các trí thức trẻ đã phát huy được năng lực chuyên môn, tính sáng tạo, chịu khó học hỏi, không ngại khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đây là chủ trương đúng đắn, góp phần tăng tỷ lệ cán bộ, công chức trẻ ở địa phương, chuẩn hóa và tạo được nguồn cán bộ, công chức trẻ có trình độ chuyên môn, có năng lực để kế thừa cho đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở./.
Thanh Yến