Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Nghệ An sẽ có 1.148.476 ha đất lâm nghiệp (gồm: 171.062 ha rừng đặc dụng; 370.405 ha rừng phòng hộ; 607.009 ha rừng sản xuất). Qua đó, đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giao đất lâm nghiệp cho người dân sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng là chủ trương đúng đắn của tỉnh Nghệ An nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi. Chủ trương, quyết định đã ban hành, nhưng rất nhiều hộ dân ở xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu vẫn mòn mỏi chờ nhận đất lâm nghiệp.
Tận dụng lợi thế có diện tích đất lâm nghiệp lớn, các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai trồng và phát triển cây mây nước dưới tán rừng nhằm tăng thu nhập và tạo việc làm cho người dân.
Trong những ngày đầu tháng 5/2023, các đối tượng đã huy động nhân lực và phương tiện đào, múc rồi vận chuyển đất lâm nghiệp trái phép ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ra khỏi địa bàn với lượng đất rất lớn. Vụ việc này đang khiến người dân thôn Xuân Lâm rất bức xúc. Trong khi đó, chính quyền địa phương chỉ biết đến vụ việc… sau khi phóng viên phản ánh.
Từ nguồn Quỹ dịch vụ bảo vệ môi trường rừng, các đơn vị nhận khoán đã làm tốt công tác điều phối kinh phí kết hợp với tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân vùng lõi trong công tác bảo vệ rừng. Tại Gia Lai, nhiều người dân trả lại diện tích rừng lấn chiếm, đặc biệt, còn có cả những nhóm "lâm tặc" sau khi được vận động, tuyên truyền, nay trở thành những người bảo vệ rừng tích cực.
Hàng trăm hecta đất rừng bị người dân xâm lấn trong thời gian dài là thực trạng đang diễn ra tại xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Việc xác định chính xác những cá nhân xâm lấn và trồng rừng trên diện tích này để đưa ra quyết định thu hồi hiện gặp nhiều khó khăn, không thể thực hiện được trong ngày một ngày hai.
Kế hoạch 1123 năm 2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc “Tổ chức thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng rừng” đã nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc thu hồi và ngăn chặn có hiệu quả, tránh bị tái lấn chiếm đất rừng, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ của rừng.
Với diện tích quy hoạch đến năm 2020 là hơn 24.000 ha (chiếm gần 16% tổng diện tích thành phố), nhưng đến nay việc quản lý, giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang tồn tại nhiều bất cập kéo theo đó là những hạn chế lớn trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến lâm nghiệp.
Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các địa phương, các chủ rừng như: Công ty TNHH MTV, 2 thành viên lâm nghiệp, Vườn quốc gia… trên địa bàn kiên quyết thu hồi toàn bộ đất lâm nghiệp do các hộ dân lấn chiếm trái phép kể cả phá bỏ các loại cây trồng, những công trình xây dựng để trồng lại rừng theo đúng quy hoạch của Nhà nước đã phê duyệt.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa năm 2018, ngày 18/6, tại thành phố Lào Cai, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức hội thảo "Vai trò của cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp bền vững" với sự tham gia của đại diện các tỉnh Yên Bái và Lai Châu.