Bài 2 - Bài học từ huy động sức dân
Công cuộc xây dựng nông thôn mới tại Đắk Lắk đã làm diện mạo vùng nông thôn thay đổi đáng kể. những thôn, buôn vùng sâu, vùng xa nhiều khó khăn đã chuyển mình mạnh mẽ, đạt được thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Những kết quả đó có được phải kể đến sự đóng góp to lớn từ phía nhân dân. Đây cũng là nguồn lực giữ vai trò then chốt của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trong thời gian tới.
Phát huy nội lực của nhân dân
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Đắk Lắk cho thấy, nhân dân không chỉ trực tiếp đóng góp của cải, công sức với nhiều việc làm thiết thực như: hiến đất làm đường, bỏ ngày công làm công trình nông thôn… mà còn thực hiện tốt việc giám sát và hiến kế trong công tác xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Từ đó, phát huy được vai trò chủ thể, trở thành một trong những nhân tố quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới.
Ông Ngô Đăng Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Răl, huyện Ea Hleo (Đắk Lắk) cho biết: Ea Răl là địa phương vùng xa của tỉnh Đắk Lắk với đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số. Xuất phát điểm thấp nhưng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền địa phương và sự đồng lòng ủng hộ, đóng góp của nhân dân, xã Ea Răl đã cán đích nông thôn mới vào tháng 12/2018.
Theo thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Ea Kar (Đắk Lắk), trong gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, nhân dân các dân tộc anh em trên địa bàn huyện đã hiến hơn 100 ha đất, trong đó có cả cây công nghiệp, hoa màu và tài sản trên đất với tổng giá trị trên 257 tỷ đồng và gần 100.000 ngày công lao động cùng với Nhà nước thực hiện các công trình đường giao thông, công trình phúc lợi... Từ đó góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đặc biệt tại các xã vùng sâu của huyện như Ea Ô, Cư Ni.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn người dân hăng say, nhiệt huyết tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, đã chuyển sang chủ động, xác định rõ lợi ích và trách nhiệm của mình với cộng đồng, xác định được vai trò chủ thể, tự lựa chọn công trình, phần việc thiết thực, phù hợp để xây dựng nông thôn mới tại địa phương, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, hỗ trợ. Nhờ đó tạo nên sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị tham gia vào xây dựng nông thôn mới nhằm hướng đến những thành tựu lớn hơn.
Bài học từ huy động sức dân
Sau gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, chính quyền các cấp đã huy động được cộng đồng dân cư tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, một số địa phương thực hiện việc huy động sức dân còn chưa hợp lý, gây bức xúc trong nhân dân. Do đó, trong thời gian tới, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, đoàn kết nhất trí cao trong nhân dân. Đây chính là điều kiện tiên quyết để phát huy nội lực, vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.
Ông Y Nhé Ksơ, Bí thư Chi bộ buôn A Riêng, xã Ea Ral, huyện Ea HLeo chia sẻ, buôn A Riêng là 1 trong 15 thôn, buôn của xã Ea Ral với hơn 165 hộ, gần 1.000 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc Ê Đê. Tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng những con đường liên thôn, buôn đã in đậm dấu ấn của cộng đồng khi người dân sẵn sàng góp tiền của, công sức cùng địa phương xây dựng. Diện mạo buôn làng thay đổi, người dân trong buôn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bản thân và xã hội.
“Việc huy động nội lực của nhân dân đóng vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nếu chính quyền địa phương có cách làm phù hợp, đúng ý Đảng, thuận lòng dân thì nhân dân sẵn sàng đóng góp của cải và công sức để cùng chính quyền địa phương hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, khi các xã bước vào xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu với các tiêu chí được nâng cao, việc huy động được sức dân sẽ là yếu tố quyết định đến thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu”, ông Y Nhé Ksơ chia sẻ.
Ông Võ Văn Sanh, thôn 2, xã Cư Kty, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết, ở xã thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới có phần hạn chế. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho người dân thật sự hiểu về ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ đó tạo sự đồng thuận trong nhân dân, việc huy động sức dân sẽ trở nên dễ dàng. Người dân sẽ đóng góp tài sản, công sức cùng với Nhà nước thực hiện thành công các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
“Bên cạnh đó, việc lựa chọn các tiêu chí thực hiện, các công trình, phần việc trong xây dựng nông thôn mới cần đảm bảo tính hợp lý, ưu tiên thực hiện các phần việc thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế trong nhân dân như: hỗ trợ sản xuất, an sinh xã hội, đầu tư hệ thống kênh mương, thủy lợi, đường giao thông… nhằm phát triển kinh tế trong nhân dân, tạo nguồn lực tiếp tục thực hiện các tiêu chí khác. Khi nguồn lực trong nhân dân đã lớn mạnh và ổn định, việc huy động sức dân để thực hiện các tiêu chí khác cũng thuận lợi”, ông Sanh chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), có thể nói, nhân dân đóng vai trò quyết định trong thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nếu không có sự đồng thuận, vào cuộc của người dân, rất khó hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Do đó, huyện Cư M’gar ngay từ khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới vào năm 2010 đã huy động cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến các thôn, buôn tập trung vào công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân đối với Chương trình, trong đó nhấn mạnh vai trò chủ thể và thụ hưởng của người dân.
Tính đến ngày 30/8/2019, toàn huyện có 9/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu hết năm 2020 trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2025 hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 15/15 xã của huyện. Để hoàn thành được các mục tiêu trên, Đảng bộ, chính quyền các cấp tiếp tục xác định đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân để phát huy sức mạnh, sự sáng tạo của người dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.
Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, thực tiễn xây dựng nông thôn mới tại Đắk Lắk cho thấy, những địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, huy động được sức dân, việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhanh chóng và dễ dàng hơn. Do đó, công tác vận động, tuyên truyền là quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với những địa phương có đời sống khó khăn. Trong đó, phải phát huy vai trò đầu tàu của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên… từ cấp tỉnh đến thôn, buôn để lôi cuốn người dân, phát huy sức mạnh tổng thể trong xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt, các địa phương cần phát huy tính dân chủ trong huy động sức dân, người dân phải thật sự là chủ thể, tham gia bàn bạc, quyết định, giám sát các công trình, phần việc trong xây dựng nông thôn mới; huy động sức dân nhưng không áp đặt mức cụ thể mà phải để người dân tự nguyện, tự giác, tự quyết định tham gia đóng góp xây dựng tại địa phương, các mức huy động đóng góp phải được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; không huy động các đối tượng gia đình khó khăn, neo đơn, gia đình chính sách… Đảng bộ và chính quyền các cấp cần có cách làm phù hợp, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, từ đó phát huy sức mạnh của toàn dân để tiếp tục gặt hái những thành công mới trên con đường xây dựng nông thôn trong thời gian tới.(Còn tiếp)
Công cuộc xây dựng nông thôn mới tại Đắk Lắk đã làm diện mạo vùng nông thôn thay đổi đáng kể. những thôn, buôn vùng sâu, vùng xa nhiều khó khăn đã chuyển mình mạnh mẽ, đạt được thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Những kết quả đó có được phải kể đến sự đóng góp to lớn từ phía nhân dân. Đây cũng là nguồn lực giữ vai trò then chốt của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trong thời gian tới.
Phát huy nội lực của nhân dân
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Đắk Lắk cho thấy, nhân dân không chỉ trực tiếp đóng góp của cải, công sức với nhiều việc làm thiết thực như: hiến đất làm đường, bỏ ngày công làm công trình nông thôn… mà còn thực hiện tốt việc giám sát và hiến kế trong công tác xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Từ đó, phát huy được vai trò chủ thể, trở thành một trong những nhân tố quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới.
Ông Ngô Đăng Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Răl, huyện Ea Hleo (Đắk Lắk) cho biết: Ea Răl là địa phương vùng xa của tỉnh Đắk Lắk với đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số. Xuất phát điểm thấp nhưng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền địa phương và sự đồng lòng ủng hộ, đóng góp của nhân dân, xã Ea Răl đã cán đích nông thôn mới vào tháng 12/2018.
Người dân huyện Ea H'leo đóng góp ngày công làm giao thông nông thôn. Ảnh: baodaklak.vn |
Theo thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Ea Kar (Đắk Lắk), trong gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, nhân dân các dân tộc anh em trên địa bàn huyện đã hiến hơn 100 ha đất, trong đó có cả cây công nghiệp, hoa màu và tài sản trên đất với tổng giá trị trên 257 tỷ đồng và gần 100.000 ngày công lao động cùng với Nhà nước thực hiện các công trình đường giao thông, công trình phúc lợi... Từ đó góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đặc biệt tại các xã vùng sâu của huyện như Ea Ô, Cư Ni.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn người dân hăng say, nhiệt huyết tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, đã chuyển sang chủ động, xác định rõ lợi ích và trách nhiệm của mình với cộng đồng, xác định được vai trò chủ thể, tự lựa chọn công trình, phần việc thiết thực, phù hợp để xây dựng nông thôn mới tại địa phương, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, hỗ trợ. Nhờ đó tạo nên sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị tham gia vào xây dựng nông thôn mới nhằm hướng đến những thành tựu lớn hơn.
Bài học từ huy động sức dân
Sau gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, chính quyền các cấp đã huy động được cộng đồng dân cư tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, một số địa phương thực hiện việc huy động sức dân còn chưa hợp lý, gây bức xúc trong nhân dân. Do đó, trong thời gian tới, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, đoàn kết nhất trí cao trong nhân dân. Đây chính là điều kiện tiên quyết để phát huy nội lực, vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.
Ông Y Nhé Ksơ, Bí thư Chi bộ buôn A Riêng, xã Ea Ral, huyện Ea HLeo chia sẻ, buôn A Riêng là 1 trong 15 thôn, buôn của xã Ea Ral với hơn 165 hộ, gần 1.000 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc Ê Đê. Tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng những con đường liên thôn, buôn đã in đậm dấu ấn của cộng đồng khi người dân sẵn sàng góp tiền của, công sức cùng địa phương xây dựng. Diện mạo buôn làng thay đổi, người dân trong buôn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bản thân và xã hội.
Mô hình trồng xen chanh dây cho hiệu quả kinh tế cao của ông Nguyễn Tri (thôn 1, xã Ea Ral, huyện Ea H'leo). Ảnh: baodaklak.vn |
“Việc huy động nội lực của nhân dân đóng vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nếu chính quyền địa phương có cách làm phù hợp, đúng ý Đảng, thuận lòng dân thì nhân dân sẵn sàng đóng góp của cải và công sức để cùng chính quyền địa phương hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, khi các xã bước vào xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu với các tiêu chí được nâng cao, việc huy động được sức dân sẽ là yếu tố quyết định đến thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu”, ông Y Nhé Ksơ chia sẻ.
Ông Võ Văn Sanh, thôn 2, xã Cư Kty, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết, ở xã thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới có phần hạn chế. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho người dân thật sự hiểu về ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ đó tạo sự đồng thuận trong nhân dân, việc huy động sức dân sẽ trở nên dễ dàng. Người dân sẽ đóng góp tài sản, công sức cùng với Nhà nước thực hiện thành công các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
“Bên cạnh đó, việc lựa chọn các tiêu chí thực hiện, các công trình, phần việc trong xây dựng nông thôn mới cần đảm bảo tính hợp lý, ưu tiên thực hiện các phần việc thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế trong nhân dân như: hỗ trợ sản xuất, an sinh xã hội, đầu tư hệ thống kênh mương, thủy lợi, đường giao thông… nhằm phát triển kinh tế trong nhân dân, tạo nguồn lực tiếp tục thực hiện các tiêu chí khác. Khi nguồn lực trong nhân dân đã lớn mạnh và ổn định, việc huy động sức dân để thực hiện các tiêu chí khác cũng thuận lợi”, ông Sanh chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), có thể nói, nhân dân đóng vai trò quyết định trong thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nếu không có sự đồng thuận, vào cuộc của người dân, rất khó hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Do đó, huyện Cư M’gar ngay từ khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới vào năm 2010 đã huy động cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến các thôn, buôn tập trung vào công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân đối với Chương trình, trong đó nhấn mạnh vai trò chủ thể và thụ hưởng của người dân.
Tính đến ngày 30/8/2019, toàn huyện có 9/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu hết năm 2020 trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2025 hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 15/15 xã của huyện. Để hoàn thành được các mục tiêu trên, Đảng bộ, chính quyền các cấp tiếp tục xác định đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân để phát huy sức mạnh, sự sáng tạo của người dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.
Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, thực tiễn xây dựng nông thôn mới tại Đắk Lắk cho thấy, những địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, huy động được sức dân, việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhanh chóng và dễ dàng hơn. Do đó, công tác vận động, tuyên truyền là quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với những địa phương có đời sống khó khăn. Trong đó, phải phát huy vai trò đầu tàu của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên… từ cấp tỉnh đến thôn, buôn để lôi cuốn người dân, phát huy sức mạnh tổng thể trong xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt, các địa phương cần phát huy tính dân chủ trong huy động sức dân, người dân phải thật sự là chủ thể, tham gia bàn bạc, quyết định, giám sát các công trình, phần việc trong xây dựng nông thôn mới; huy động sức dân nhưng không áp đặt mức cụ thể mà phải để người dân tự nguyện, tự giác, tự quyết định tham gia đóng góp xây dựng tại địa phương, các mức huy động đóng góp phải được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; không huy động các đối tượng gia đình khó khăn, neo đơn, gia đình chính sách… Đảng bộ và chính quyền các cấp cần có cách làm phù hợp, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, từ đó phát huy sức mạnh của toàn dân để tiếp tục gặt hái những thành công mới trên con đường xây dựng nông thôn trong thời gian tới.(Còn tiếp)
Tuấn Anh – Hoài Thu