Theo đó, tỉnh Đắk Nông ưu tiên chi nguồn ngân sách địa phương nhằm tập trung nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Từ nay đến năm 2020, tỉnh chú trọng củng cố, mở rộng, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 12,5% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 85% trẻ em độ tuổi mẫu giáo và hầu hết trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được đến trường; tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 23% trở lên.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Đắk Nông phấn đấu có đủ số giáo viên mầm non theo quy định, trong đó 75% giáo viên đạt trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, trên 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá. Đối với học sinh mầm non, tỉnh củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi; 99% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày. Tỉ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố trên 48%, không có phòng học mượn, học nhờ và có ít nhất 35% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia…
Từ nay đến năm 2025, Đắk Nông hoàn thiện quy hoạch, sắp xếp phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm mỗi huyện, thị xã đều có quy hoạch chi tiết và có quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương. Tỉnh ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non công lập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới.
Đắk Nông chủ trương khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng và phát triển trường mầm non chất lượng cao. Tỉnh sẽ huy động các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục mầm non. Đắk Nông ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, tín dụng, thuế và thủ tục hành chính cho việc xã hội hóa giáo dục mầm non phục vụ nhu cầu chăm sóc trẻ em là con của công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp và của người dân khu vực tập trung đông dân cư.
Sau năm 2025, tỉnh sẽ giảm mạnh sự chênh lệch về cơ sở vật chất, kỹ thuật và chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non giữa đô thị và nông thôn, giữa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số với vùng người Kinh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở giáo dục mầm non và giáo viên cho cấp học này. Trong những năm qua, phần lớn các lớp học mầm non trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều bị quá tải số học sinh và giáo viên đứng lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phòng học bảo đảm giúp Trường mầm non Hoa Lan ở xã Quảng Trực (Tuy Đức) thuận lợi trong tổ chức các hoạt động nuôi dạy trẻ. Ảnh: daknong.edu.vn |
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Đắk Nông phấn đấu có đủ số giáo viên mầm non theo quy định, trong đó 75% giáo viên đạt trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, trên 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá. Đối với học sinh mầm non, tỉnh củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi; 99% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày. Tỉ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố trên 48%, không có phòng học mượn, học nhờ và có ít nhất 35% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia…
Từ nay đến năm 2025, Đắk Nông hoàn thiện quy hoạch, sắp xếp phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm mỗi huyện, thị xã đều có quy hoạch chi tiết và có quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương. Tỉnh ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non công lập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới.
Đắk Nông chủ trương khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng và phát triển trường mầm non chất lượng cao. Tỉnh sẽ huy động các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục mầm non. Đắk Nông ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, tín dụng, thuế và thủ tục hành chính cho việc xã hội hóa giáo dục mầm non phục vụ nhu cầu chăm sóc trẻ em là con của công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp và của người dân khu vực tập trung đông dân cư.
Sau năm 2025, tỉnh sẽ giảm mạnh sự chênh lệch về cơ sở vật chất, kỹ thuật và chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non giữa đô thị và nông thôn, giữa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số với vùng người Kinh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở giáo dục mầm non và giáo viên cho cấp học này. Trong những năm qua, phần lớn các lớp học mầm non trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều bị quá tải số học sinh và giáo viên đứng lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nguyễn Ngọc Minh