Đặc sắc Lễ hội Cầu Ngư của người dân vùng biển Cảnh Dương

Ngày 26/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng), Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Quảng Bình phối hợp với UBND xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) tổ chức Lễ hội Cầu Ngư và phát động Lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2021. Đây là hoạt động thường niên của ngư dân vùng biển Cảnh Dương, tỉnh Quảng Bình.

Dac sac Le hoi Cau Ngu cua nguoi dan vung bien Canh Duong hinh anh 1 Lễ cầu ngư của người dân vùng biển Cảnh Dương (Quảng Bình). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Tại buổi lễ, Bí thư Đảng ủy xã Cảnh Dương Trần Trung Thành nhấn mạnh: Lễ hội Cầu Ngư, ra quân đánh bắt hải sản đầu năm được tổ chức tại Cảnh Dương với mong muốn trong mùa biển mới, ngư dân vươn khơi được thuận buồm xuôi gió, tàu về tôm, cá đầy khoang. Đây cũng là dịp đẩy mạnh tuyên truyền, động viên ngư dân tích cực sản xuất, khai thác hải sản, phát triển kinh tế, hỗ trợ nhau cứu hộ, cứu nạn trên biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bí thư Đảng ủy xã Cảnh Dương nhắc nhở mọi người thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Dac sac Le hoi Cau Ngu cua nguoi dan vung bien Canh Duong hinh anh 2 Lễ hội cầu ngư của người dân vùng biển Cảnh Dương (Quảng Bình). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Ngay từ sáng sớm 26/2, ngư dân, chủ tàu thuyền, các thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã đã tập trung về Đền thờ Ngư Linh Miếu và An Cầu Ngư để dâng hương, dâng lễ vật cúng tế Thần Ngư. Tại đây thờ hai bộ xương cá voi khổng lồ mà người dân thường gọi là cá Ông và cá Bà.

Phó Chủ tịch Hội ngư dân xã Cảnh Dương Hồ Quang Hường cho biết: Theo quan niệm của các ngư dân, cá voi là loài cá đã nhiều lần trợ giúp để tàu thuyền của ngư dân không bị chìm trong gió bão. Phần nghi lễ quan trọng nhất trong Lễ hội Cầu Ngư là nghi lễ đọc văn tế Thần Ngư. Một vị cao niên có uy tín nhất được làng được lên dâng hương và đọc văn tế. Bài văn tế thể hiện sự biết ơn đối với việc che chở, nâng đỡ của cá Ông và cá Bà đối với ngư dân trong những chuyến đi biển, cũng như lời nguyện cầu mong muốn của ngư dân về một mùa biển yên bình, bội thu.

Dac sac Le hoi Cau Ngu cua nguoi dan vung bien Canh Duong hinh anh 3Lễ hội Cầu ngư của người dân vùng biển Cảnh Dương (Quảng Bình). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Kết thúc buổi lễ là màn múa hát dân ca làng biển Cảnh Dương và Múa bông chèo cạn. Sau buổi lễ, các tàu cá trong xã sẽ chuẩn bị ra khơi đánh bắt thủy hải sản đầu năm.

Lễ hội Cầu Ngư ở Cảnh Dương là một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biển, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tinh thần gắn kết cộng đồng.

Cũng tại buổi lễ, Trung tá Mai Xuân Trường - Chính trị viên Đồn biên phòng Ròn đã trao tặng cho các ngư dân, chủ tàu hàng trăm lá cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ. Qua đó, động viên, chia sẻ và luôn sát cánh cùng với ngư dân, giúp ngư dân vươn khơi bám biển, khai thác thủy hải sản và khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương.

Hàng trăm năm qua, người dân xã Cảnh Dương chủ yếu mưu sinh bằng các hoạt động phát triển kinh tế biển. Xã có làng nghề truyền thống khai thác hải sản lâu đời, có đội tàu cá với trên 640 chiếc, trong đó có trên 350 tàu cá tham gia đánh bắt ở vùng xa bờ, nhiều tàu được cấp phép hoạt động trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ. Cảnh Dương có các tổ đoàn kết, tổ hợp tác, giúp các ngư dân phát huy tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau khi gặp sự cố và hợp tác trong quá trình khai thác hải sản…

Đức Thọ

Tin liên quan

Hưng Yên dừng tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2021

Ngày 24/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) Bùi Tuấn Anh cho biết, thành phố vừa ra thông báo dừng tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2021, để bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, lễ hội này tạm dừng do ảnh hưởng của dịch bệnh.


Lễ hội đua thuyền đuôi én - không gian văn hóa đậm đặc nét Thái cổ ở Mường Lay

Nằm phía bắc của tỉnh Điện Biên, thị xã Mường Lay là nơi giáp ranh giữa 2 tỉnh Điện Biên - Lai Châu. Nhắc đến Mường Lay, người ta nghĩ ngay đến một thị xã có diện tích nhỏ nhất so với các thị xã khác trên toàn quốc với địa giới hành chính gồm 2 phường và 1 xã. Mường Lay nằm gọn trong một thung lũng hẹp, dài, vùng ngã ba sông- nơi hội tụ, hợp lưu của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Trong tiến trình phát triển lâu dài, với đặc trưng đa dạng dân tộc, thị xã Mường Lay được xem là cái nôi, trung tâm văn hóa của người Thái, ngành Thái trắng vùng Tây Bắc.


Muôn màu lễ hội tháng Giêng

Từ bao đời nay, lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt văn hóa, tâm linh của mỗi người. Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, người dân lại nô nức đi lễ hội: đình, đền, chùa, để thể hiện lòng thành, cầu mong một năm bình an, may mắn. Đồng thời, cũng là dịp để được hòa mình vào những nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi vùng quê, đất nước...


Lễ hội Cầu ngư - nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển

Ngày 20/2, tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã trao chứng nhận Lễ hội Cầu ngư thành phố Đà Nẵng là Di sản Văn hóa phi vật thể nằm trong Danh mục Quốc gia, cho đại diện chính quyền và nhân dân quận Thanh Khê.


Lễ hội Cầu ngư mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biển Cảnh Dương

Ngày 19/2 (nhằm ngày Rằm tháng giêng), Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) tổ chức Lễ hội Cầu Ngư và phát động Lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2019. Đây là hoạt động thường niên của ngư dân vùng biển Cảnh Dương, tỉnh Quảng Bình.


Lễ Cầu ngư vùng biển Cảnh Dương

Với mong muốn có được một năm ra khơi thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy tàu, ngày 2/3 (nhằm ngày Rằm tháng Giêng), Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp với Đảng bộ và nhân dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) tổ chức Lễ hội Cầu ngư và phát động Lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2018.



Đề xuất