Sáng 17/2, Lễ hội cầu ngư đã diễn ra tại xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu, Nghệ An và quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Đây là lễ hội truyền thống của cư dân vùng biển, bày tỏ khát vọng một năm “trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang”.
Chiều 14/3, tại Quảng trường 2/4, UBND thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) tổ chức Lễ hội Cầu ngư và hội Bài Chòi, thu hút đông đảo người dân và du khách thưởng thức, trải nghiệm.
Sáng 20/2, Vạn chài Hải Ninh và Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ Cầu ngư và ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2024. Đây là lễ hội truyền thống của ngư dân ở địa phương nhằm gắn kết cộng đồng trong hoạt động vươn khơi bám biển sản xuất.
Lễ hội Cầu ngư của ngư dân Bình Thuận diễn ra tại thành phố Phan Thiết với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc. Đây là hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh” do Ủy ban Nhân dân thành phố Phan Thiết tổ chức. Phần lễ diễn từ ngày 5 - 8/8 với các nghi lễ truyền thống như: Lễ rước Lệnh Ông Sanh, lễ phóng đăng tại sông Cà Ty…
Tối 5/8, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Lễ hội Cầu ngư năm 2023 đã chính thức được khai mạc với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc. Đây là hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận- Hội tụ xanh”, do Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết tổ chức.
Lễ hội Cầu ngư năm 2023 diễn ra từ ngày 1- 8/8 với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc, hứa hẹn là sự kiện thu hút khách du lịch đến thành phố Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Sau gần 15 năm tổ chức với quy mô cấp thành phố, năm nay Lễ hội được UBND thành phố Phan Thiết tổ chức với quy mô lớn, hoành tráng và nhiều hoạt động đặc sắc hơn.
Ngày 5/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng Xuân Quý Mão), Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Quảng Bình phối hợp với UBND xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) tổ chức Lễ hội Cầu ngư và phát động Lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2023.
Sáng 2/2, tại đình Làng văn hóa Thai Dương (phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra lễ hội Cầu ngư năm 2023. Đây là lễ hội lớn nhất của ngư dân vùng ven biển địa phương, được tổ chức 3 năm một lần cầu cho mưa thuận, gió hòa, tàu thuyền ra khơi thuận buồm xuôi gió, khai thác được nhiều hải sản.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết toàn dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào đến từ tỉnh Phú Yên đã tổ chức tái hiện Lễ hội cầu ngư đặc sắc.
Sáng 24/3 (tức ngày 22/2 âm lịch), tại Cụm Di tích Diêm Phố, xã biển Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc đã diễn ra Lễ hội Cầu Ngư năm 2022 - lễ hội lớn, đặc biệt có giá trị trong đời sống tâm linh của cư dân vùng biển Thanh Hóa.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh. Chương trình nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa tiêu biểu ở Bình Thuận đang có nguy cơ mai một, xuống cấp, góp phần vào sự phát triển bền vững văn hóa dân tộc Việt Nam, hướng tới quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và phát triển du lịch.
Nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của ngư dân vùng biển phục vụ phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Cầu ngư ở vạn Thủy Tú, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết.
Ngày 26/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng), Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Quảng Bình phối hợp với UBND xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) tổ chức Lễ hội Cầu Ngư và phát động Lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2021. Đây là hoạt động thường niên của ngư dân vùng biển Cảnh Dương, tỉnh Quảng Bình.
Để cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, trong 3 ngày 27-29/3 (tức 22 đến 24/2 âm lịch), tại làng Diêm Phố, xã biển Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đã diễn ra Lễ hội Cầu ngư năm 2019. Đây là lễ hội truyền thống giàu tính văn hóa tâm linh và nhân văn của ngư dân vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người từ các xã ven biển Thanh Hóa tham gia. Lễ hội năm nay có ý nghĩa đặc biệt hơn, sẽ được tổ chức quy mô trang trọng bởi đây là năm đầu tiên, Lễ hội Cầu ngư xã Ngư Lộc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 20/2, tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã trao chứng nhận Lễ hội Cầu ngư thành phố Đà Nẵng là Di sản Văn hóa phi vật thể nằm trong Danh mục Quốc gia, cho đại diện chính quyền và nhân dân quận Thanh Khê.
Ngày 19/2 (nhằm ngày Rằm tháng giêng), Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) tổ chức Lễ hội Cầu Ngư và phát động Lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2019. Đây là hoạt động thường niên của ngư dân vùng biển Cảnh Dương, tỉnh Quảng Bình.
Nằm trong chuỗi các hoạt động Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa 2017, vừa qua, tại Công viên bờ biển đường Trần Phú, thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Lễ hội cầu ngư.
Cầu Ngư là lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư dân ven biển miền Trung. Ở Bình Thuận, lễ hội Cầu Ngư có ở hầu hết các dinh vạn thờ cá Ông (cá Voi) trong tỉnh. Lễ hội Cầu Ngư tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian.