Lễ hội đã tái hiện các nghi lễ như: rước nghinh ông, cúng tế tại lăng thờ, rước sắc phong, hò bá trạo, múa lục cúng hoa đăng. Lễ hội đã thu hút đông đảo du khách, ngư dân và người dân địa phương tham gia.
Lão ngư Nguyễn Văn Nhu, 68 tuổi, Trưởng ban Đình Lăng Trường Tây, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang cho biết: Ngư dân Khánh Hòa thường tổ chức Lễ hội cầu ngư sau Tết Nguyên đán hàng năm, khi bước vào mùa biển mới, nhằm tạ ơn Thần Nam Hải (cá voi) đã phù trợ cho ngư dân trong những chuyến ra khơi, tưởng nhớ các bậc tiền nhân, đồng thời cầu quốc thái dân an, mong được mùa trong vụ biển mới.
Cũng theo lão ngư Nguyễn Văn Nhu, trong Lễ hội cầu ngư, phần quan trọng nhất là nghi thức cúng tế tại lăng thờ Thần Nam Hải. Chủ trì nghi thức này gồm có 4 ông: chánh tế, bồi tế, tả ban và hữu ban cùng 4 học trò lễ dâng rượu và đèn. Lễ hội cầu ngư mở đầu bằng rước Thần Nam Hải về lăng. Kết thúc lễ hội là lễ cúng tống na, tức tiễn thần đi.
Tháng 6/2014, Lễ hội cầu ngư ở Khánh Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội cầu ngư là một hoạt động văn hóa mang tính tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người dân vùng biển, đặc biệt là vùng duyên hải Nam Trung bộ, bắt nguồn từ tục thờ Thần Nam Hải.
Biểu diễn hò Bá trạo tại lễ hội. Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN |
Tái hiện lăng thờ và nghi thức cúng Thần Nam Hải (cá voi). Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN |
Lão ngư Nguyễn Văn Nhu, 68 tuổi, Trưởng ban Đình Lăng Trường Tây, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang cho biết: Ngư dân Khánh Hòa thường tổ chức Lễ hội cầu ngư sau Tết Nguyên đán hàng năm, khi bước vào mùa biển mới, nhằm tạ ơn Thần Nam Hải (cá voi) đã phù trợ cho ngư dân trong những chuyến ra khơi, tưởng nhớ các bậc tiền nhân, đồng thời cầu quốc thái dân an, mong được mùa trong vụ biển mới.
Biểu diễn múa Lục cúng hoa đăng tại lễ hội. Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN |
Nghi lễ rước sắc phong tại lễ hội. Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN |
Tái hiện nghi thức đưa tàu vươn khơi. Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN |
Cũng theo lão ngư Nguyễn Văn Nhu, trong Lễ hội cầu ngư, phần quan trọng nhất là nghi thức cúng tế tại lăng thờ Thần Nam Hải. Chủ trì nghi thức này gồm có 4 ông: chánh tế, bồi tế, tả ban và hữu ban cùng 4 học trò lễ dâng rượu và đèn. Lễ hội cầu ngư mở đầu bằng rước Thần Nam Hải về lăng. Kết thúc lễ hội là lễ cúng tống na, tức tiễn thần đi.
Biểu diễn hò Bá trạo khi thực hiện nghi thức rước nghinh Ông tại lễ hội. Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN |
Tháng 6/2014, Lễ hội cầu ngư ở Khánh Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội cầu ngư là một hoạt động văn hóa mang tính tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người dân vùng biển, đặc biệt là vùng duyên hải Nam Trung bộ, bắt nguồn từ tục thờ Thần Nam Hải.
Nguyên Lý (TTXVN)