Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch biển Cửa Lò

Mùa du lịch biển năm nay, Nghệ An đẩy mạnh việc gắn sản phẩm OCOP để phát triển du lịch, tạo nhiều trải nghiệm mới cho du khách khi đến với biển Cửa Lò.

vna_potal_da_dang_san_pham_ocop_phuc_vu_mua_du_lich_bien_cua_lo_7301702.jpg
Chế biến hải sản tại Công ty TNHH Sơn Huyền, Thị xã Cửa Lò. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Thay áo mới cho sản phẩm

Chị Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên hải sản Sơn Huyền (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) cho biết, trước đây, sản phẩm của Công ty từ sản xuất, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm đều thực hiện theo cách truyền thống. Sau khi Công ty có 3 sản phẩm là chả mực loại đặc biệt, nem hải sản và tôm tẩm bột được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn, hội chợ trưng bày giới thiệu sản phẩm, cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã có sự thay đổi. Hiện nay, việc kinh doanh của Công ty không chỉ dừng lại ở các chợ, qua các tiểu thương mà đã hướng đến nhiều đối tượng khác bằng cách kết nối qua mạng xã hội, liên kết với các công ty lữ hành, du lịch, đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn, nhỏ trên khắp cả nước.

Chuẩn bị vào mùa du lịch biển, Công ty đang chuẩn bị cơ sở vật chất để khai trương thêm một cửa hàng ở gần Tổ hợp vui chơi giải trí Vinpearl Cửa Lò. Chị Nguyễn Thị Huyền cho biết: "Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong nghề chế biến hải sản, chúng tôi tự tin với chất lượng các sản phẩm OCOP của Công ty. Sắp tới, khi khai trương cửa hàng mới, chúng tôi xác định không chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm mà còn triển khai thành một quy trình khép kín. Khách tham quan khi mua hàng có thể trực tiếp thấy quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm".

Hải sản Tâm Tài, phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, là một trong những cơ sở cung ứng nguồn hải sản lớn nhất thị xã Cửa Lò. Ngoài phát triển nghề đi biển, đánh bắt hải sản và kho đông, từ vài năm trở lại đây, cơ sở phát triển thêm nghề chế biến hải sản. Trong đó, cơ sở có 3 sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP gồm: cá thu nướng, chả cá thu và đặc sản ruốc bông cá thu. Mùa du lịch biển sắp tới, thay vì chỉ đặt sơ sài vài chiếc tủ đông để chứa hải sản, một cái tủ để giới thiệu đặc sản ruốc bông cá thu như trước kia, cơ sở sẽ khai trương gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm mới, được chú trọng đầu tư cả về hình thức, nội thất và cách sắp đặt.

vna_potal_da_dang_san_pham_ocop_phuc_vu_mua_du_lich_bien_cua_lo_nghe_an_7301712.jpg
Chế biến cá thu tại Cơ sở sản xuất Tâm Tài, Thị xã Cửa Lò. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Chuẩn bị cho mùa du lịch, Cơ sở hải sản Tâm Tài cũng tập trung thu mua thêm nguyên liệu, tích trữ hàng phục vụ du khách. Chị Nguyễn Thị Tài, chủ cơ sở cho biết, cơ sở đã thu mua được nhiều tấn hải sản đảm bảo chất lượng. Sau khi mua về, hải sản sẽ được sơ chế, đóng gói cẩn thận để thuận lợi cho khách hàng ở xa về mua sắm. Do có sự kết nối với các công ty lữ hành, mùa du lịch khách tìm đến cơ sở khá đông. Để tạo ấn tượng với du khách, ngoài chất lượng sản phẩm, cơ sở đã đầu tư thêm cho hình thức gian hàng.

Khởi động mùa du lịch biển Cửa Lò, các đơn vị, chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã chuẩn bị đầy đủ về hàng hóa, sẵn sàng cung ứng cho thị trường, với hơn 500 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và thảo dược. Nhờ đảm bảo tiêu chí: chất lượng, an toàn, xuất xứ rõ ràng, tem nhãn đầy đủ..., các sản phẩm OCOP đang được xem là hàng hóa chủ lực trong mùa du lịch năm nay.

Chỉ riêng thị xã Cửa Lò đã có hơn 20 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm được công nhận là OCOP 4 sao, còn lại là sản phẩm OCOP 3 sao. Nếu như trước đây, các sản phẩm OCOP chủ yếu là nước mắm, mắm tôm, tép chua thì nay đã mở rộng sang nhiều sản phẩm mới thuộc các ngành nghề chế biến hải sản như: cá thu nướng, chả mực, chả cá thu, ruốc bông, kẹo lạc, ngũ cốc dinh dưỡng...

Ông Nguyễn Xuân Chung, Phòng Kinh tế, UBND thị xã Cửa Lò cho biết: "Hầu hết những người làm nghề kinh doanh, chế biến hải sản ở Cửa Lò đều có kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất, kinh doanh, có lượng khách hàng ổn định. Khi mới triển khai chương trình OCOP, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều hộ kinh doanh ngại thay đổi, ngại các thủ tục rườm rà và các quy trình, quy chuẩn khắt khe. Khi ngày càng có nhiều sản phẩm đăng ký và được công nhận là sản phẩm OCOP, người dân đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ. Họ nhận ra rằng, nếu sản phẩm của gia đình đã được công nhận OCOP thì họ đã có một “tấm vé” đảm bảo an toàn và tin cậy để tiếp cận với người tiêu dùng".

vna_potal_da_dang_san_pham_ocop_phuc_vu_mua_du_lich_bien_cua_lo_7301710.jpg
Chế biến hải sản tại Cơ sở sản xuất Phương Hảo, Thị xã Cửa Lò. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Thể hiện bản sắc văn hóa

Hoạt động gắn kết với phát triển du lịch vừa tạo sự đa dạng cho sản phẩm du lịch, dịch vụ, vừa mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm OCOP. Sản phẩm OCOP thực sự trở thành những đặc sản không chỉ mang giá trị tiêu dùng, mà còn thể hiện bản sắc văn hóa địa phương, thu hút du khách đồng thời cũng chính là người tiêu dùng.

Anh Nguyễn Huỳnh Sương, Giám đốc Công ty du lịch Đông Dương Travel cho biết, trong tour du lịch tới Nghệ An, đặc biệt là về với biển Cửa Lò, du khách rất thích thú khi được đến tham quan các làng nghề, cơ sở sản xuất chế biến hải sản, nước mắm. Tại đây, du khách được tham quan tìm hiểu về nghề làm nước mắm truyền thống, các công đoạn chế biến ra sản phẩm hải sản của ngư dân; cảm nhận rõ sự độc đáo và nét văn hóa của người dân vùng biển được thể hiện qua từng khâu chế biến, cách bảo quản các loại đặc sản.

Ông Hoàng Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò thông tin, mùa du lịch năm 2024, thị xã Cửa Lò sẽ tổ chức nhiều hoạt động gắn với kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã như: Lễ hội âm nhạc đường phố vào các đêm cuối tuần, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội Hoa đăng. Đặc biệt, thị xã sẽ tổ chức các hoạt động liên kết du lịch với các điểm di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh và các làng nghề có sản phẩm OCOP; sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn.

Nhằm tạo thêm điểm đến cho du khách và quảng bá các món ăn, các sản phẩm du lịch địa phương, thị xã Cửa Lò cũng quy hoạch phố ẩm thực và 1 điểm bán hàng chuyên bán sản phẩm OCOP, với mục tiêu gắn hoạt động kinh doanh kết hợp với quảng bá sản phẩm ẩm thực, OCOP của địa phương.

Để đưa sản phẩm OCOP phục vụ du lịch, ông Nguyễn Mạnh Lợi, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An cho rằng, các đơn vị liên quan cần xây dựng nhiều chương trình tour, tuyến du lịch đến các làng nghề, cộng đồng dân cư, hộ sản xuất kinh doanh, các cửa hàng bán các sản phẩm OCOP, để khách du lịch tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm và mua sắm. Bên cạnh đó, các địa phương cần gắn kết doanh nghiệp làm du lịch và chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP; thực hiện tuyên truyền, quảng bá du lịch biển, du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP của địa phương, góp phần xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo.

Bích Huệ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Những ngày giữa tháng Chạp âm lịch (giữa tháng 1/2025), hoa Mai Anh Đào tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum bắt đầu nở rộ. Mùa hoa năm nay được đánh giá là khá đẹp so với những năm gần đây, hoa nở đều, bông lớn, giúp thị trấn Măng Đen “khoác” lên mình một màu áo mới. Tiết trời se lạnh, chỉ khoảng 14 độ C, cùng với sương mù vào sáng sớm, có nắng nhẹ vào buổi trưa giúp du khách tự do, thoải mái ngắm nhìn những cành hoa rực rỡ.

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Với lợi thế có gần 28.000 km đường thủy, du lịch sông nước gắn với nét văn hóa miệt vườn là những sản phẩm du lịch nổi bật thu hút du khách của Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, lợi thế này vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả hơn để sản phẩm du lịch tránh đơn điệu, trùng lặp khiến du khách cho rằng “chỉ cần đến một lần cho biết, đi một nơi biết được cả vùng”.

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Ngày 1/1, trong không khí rộn ràng của ngày đầu năm mới, tỉnh Hà Giang hân hoan chào đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tham quan và trải nghiệm tại mảnh đất cực Bắc Tổ quốc. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang tổ chức nhằm khởi đầu cho chuỗi hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch trong suốt năm 2025.

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Kết thúc năm 2024, lĩnh vực du lịch của vùng Đông Nam Bộ - khu vực kinh tế năng động của cả nước tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Phát huy kết quả đạt được, đồng thời nhìn rõ những “gam trầm” trong bức tranh sáng, năm 2025 các địa phương có giải pháp tăng sức hút, giữ vững vị thế du lịch Đông Nam Bộ trên bản đồ du lịch cả nước.

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn thu hút bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống đang dần trở thành thế mạnh để ngành du lịch Cao Bằng khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt…

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Tối 30/12, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức khai mạc Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều lần thứ 7 năm 2024.

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Từng là “vùng trũng” về du lịch nhưng trong năm 2024, ngành Du lịch Điện Biên đã vươn mình khẳng định là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách. Có thể khẳng định, việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” chính là bệ phóng vững chắc để ngành Du lịch có một năm bứt phá ngoạn mục với những con số ấn tượng và thành tựu đáng tự hào.

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra trải nghiệm sống động, hấp dẫn, giúp hỗ trợ du khách khám phá các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm du lịch từ xa, tăng trải nghiệm cá nhân, làm phong phú các hoạt động du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, nhưng việc ứng dụng VR/AR phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Ngày 29/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu lần thứ Nhất. Đây là cơ hội để các hướng dẫn viên du lịch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, qua đó quảng bá hình ảnh đẹp, địa điểm du lịch hấp dẫn của Yên Bái đến với du khách trong và ngoài tỉnh.