Công trình cụm nước sinh hoạt bị bỏ hoang. Ảnh: Nguyễn Thảo-TTXVN |
Công trình cụm nước sinh hoạt tập trung ở thôn xóm Gò được xây dựng với kinh phí gần 3 tỉ đồng. Theo thiết kế đây là công trình nước tự chảy, lấy nước từ trên núi xuống, lọc qua bể và đưa về 9 bể con và 14 trụ nước. Thế nhưng thực tế công trình chỉ hoạt động được một thời gian sau đó “tạm ngừng” đến nay. Các công trình sau khi hoàn thành, đơn vị thi công đã có thời gian duy tu, bảo dưỡng, tuy nhiên khi hết thời gian bảo hành, công trình lại rơi vào tình trạng hỏng hóc. Hiện nay, hầu hết các hộ dân phải tự mua đường ống và dẫn trực tiếp nước trên núi về nhà, nước không qua bể lọc, không được vệ sinh, không đảm bảo cho sức khỏe nhưng vẫn phải sử dụng.
Theo quan sát của phóng viên, xung quanh hệ thống bể lọc nước cỏ dại, cây cối mọc um tùm, van xả nước hoen rỉ, đường ống bị dập nát, thậm chí đồng hồ đo nước cũng đã được người dân tháo ra treo trên gác bếp. Trong bể đầy cỏ rác và lá cây, không có giọt nước nào. Khu nhà bảo vệ cửa bị phá hoang tàn.
Bà Đào Thị Hai cho biết, nằm sát ngay cạnh công rình nước sạch xóm Gò nhưng gia đình bà chưa một ngày nào được sử dụng nước sạch từ công trình do nhà nước đầu tư này. Hàng ngày, nước sinh hoạt của gia đình bà vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm “ngày nắng thì dùng được, ngày mưa thì đục”. Cùng trú ở xóm Gò, bà Đỗ Thị Cách cho biết thêm: "Công trình nước sạch có cũng như không. Khi công trình này được xây, gia đình tôi đã đầu tư mua đường ống nước về lắp. Tuy nhiên chỉ sử dụng được 3 tháng thì hết nước. Để có nước cho sinh hoạt, gia đình tôi phải đào giếng và xin nước của các hộ gia đình dẫn từ trên núi về”.
Tại cụm nước sạch ở thôn Đồng Quạ, giếng khơi nằm chỏng chơ gần cánh đồng. Giếng đào từ năm 2007, nhưng nước đục và nguồn nước thất thường. Thêm vào đó, nguồn phí đầu tư cho việc bơm nước từ giếng lên khá cao nên người dân đã tự đầu tư ống dẫn nước từ trên núi về sử dụng.
Bà Đào Thị Hai cho biết, nằm sát ngay cạnh công rình nước sạch xóm Gò nhưng gia đình bà chưa một ngày nào được sử dụng nước sạch từ công trình do nhà nước đầu tư này. Hàng ngày, nước sinh hoạt của gia đình bà vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm “ngày nắng thì dùng được, ngày mưa thì đục”. Cùng trú ở xóm Gò, bà Đỗ Thị Cách cho biết thêm: "Công trình nước sạch có cũng như không. Khi công trình này được xây, gia đình tôi đã đầu tư mua đường ống nước về lắp. Tuy nhiên chỉ sử dụng được 3 tháng thì hết nước. Để có nước cho sinh hoạt, gia đình tôi phải đào giếng và xin nước của các hộ gia đình dẫn từ trên núi về”.
Tại cụm nước sạch ở thôn Đồng Quạ, giếng khơi nằm chỏng chơ gần cánh đồng. Giếng đào từ năm 2007, nhưng nước đục và nguồn nước thất thường. Thêm vào đó, nguồn phí đầu tư cho việc bơm nước từ giếng lên khá cao nên người dân đã tự đầu tư ống dẫn nước từ trên núi về sử dụng.
Để có nước sinh hoạt, hầu hết các hộ dân phải tự mua đường ống và dẫn trực tiếp về nhà. Ảnh: Nguyễn Thảo-TTXVN |
Không chỉ riêng thôn xóm Gò, Đồng Quạ, xã Đạo Trù còn có các cụm nước sạch với vốn đầu tư hàng tỷ đồng nhưng bỏ hoang hoặc hoạt động “thoi thóp” tại các thôn: Đồng Giếng, Tân Lập, Lục Liễu, Phân Lân Thượng, Phân Lân Hạ. Mỗi thôn chỉ còn khoảng 20 - 30 hộ dân còn sử dụng nước từ các cụm công trình nước sạch tập trung từ nguồn vốn của nhà nước.
Theo ông Lam Xuân Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạo Trù: Trong số 8 công trình được hỗ trợ xây dựng, đến nay xã nhận bàn giao 5 công trình, còn 3 công trình tại 3 thôn Phân Lân Thượng, Phân Lân Hạ và Tân Tiến do khi vận hành, 3 cụm nước này không hoạt động, chưa có nước để sử dụng nên xã không nhận bàn giao. Trong khi đó, 5 công trình nhận bàn giao đưa vào khai thác sử dụng chỉ sau một thời gian ngắn 2 công trình bị hư hỏng, còn 3 công trình ở thôn Đồng Quạ, Tân Lập, Lục Liễu vẫn đang hoạt động. Từ năm 2011 đến nay, thực tế chỉ còn 3/8 cụm nước sinh hoạt tập trung.
Ông Lam Xuân Tiến cho biết thêm, từ khi nhận bàn giao từ chủ đầu tư là Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, xã đã tiến hành thành lập tổ vận hành và giao cho trưởng thôn quản lý vận hành. Do các cụm nước sinh hoạt tập trung chủ yếu sử dụng nguồn nước trên núi, nguồn nước tự nhiên này chỉ đáp ứng được một vài tháng, còn lại vào mùa khô thì không có nước để hoạt động. Thêm vào đó, các tổ vận hành tại các thôn thiếu kỹ năng cần thiết và kinh phí để duy trì nên công trình đành “đắp chiếu”.
Trong khi chờ đợi dự án tiếp tục được đầu tư, hiện nay, để có nước sinh hoạt, nhiều hộ dân ở xã Đạo Trù phải tự đầu tư ống nước kéo từ khe suối về nhà. Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng có điều kiện mua ống nước nên họ đành phải sử dụng nước giếng khơi đang ô nhiễm.
Công trình cụm nước sinh hoạt bị bỏ hoang. Ảnh: Nguyễn Thảo-TTXVN |
Trung bình mỗi công trình đường ống dẫn nước mà các hộ dân tự đấu nối có giá trị khoảng gần 100 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí, từ 10 - 20 hộ tập trung thành một nhóm để đấu nối chung một đường ống chính, sau đó đến khu dân cư thì sẽ được chia nhỏ thành nhiều đường ống đấu nối về từng gia đình. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, hầu hết các đường ống dẫn nước tự đấu nối đều từ trên các khe suối nằm trên núi thường xuyên bị ảnh hưởng mưa, gió, sạt lở đất gây mất nước, dính đất đá, bụi bẩn, đứt gãy hoặc tắc đường ống…
Theo phóng viên tìm hiểu, việc để xảy ra tình trạng các công trình nước sạch tiền tỷ bị bỏ hoang là do trong quá trình xây dựng, địa phương, đơn vị đầu tư chưa chú trọng công tác khảo sát, lấy ý kiến, nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân, nếu có chăng cũng chỉ là hình thức. Trong khi nhận thức của người dân, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số về sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh còn hạn chế, thì công tác tuyên truyền, vận động chưa thiết thực và hiệu quả. Cùng với đó, chính quyền các địa phương, các đơn vị liên quan không quan tâm đến việc sử dụng, vận hành và quản lý công trình một cách hiệu quả. Việc các công trình nước sạch tiền tỷ ở xã Đạo Trù bị bỏ hoang trong suốt thời gian dài không những ảnh hưởng đến mục tiêu đưa nước sạch, hợp vệ sinh đến với người dân nông thôn, mà còn gây ra sự lãng nguồn ngân sách không hề nhỏ của Nhà nước và nhân dân.
Nguyễn Thị Thảo (TTXVN)
TTXVN