Công bố quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mai Trang - TTXVN
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Ngày 19/5, tại thành phố Huế, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung Bộ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ lần thứ 4; công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

vna_potal_hoi_nghi_hoi_dong_dieu_phoi_vung_bac_trung_bo_va_duyen_hai_trung_bo_lan_thu_4_7384085.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng điều phối vùng; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo 14 địa phương trong vùng, cùng các chuyên gia, nhà khoa học.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trao Quyết định Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo các địa phương.

vna_potal_hoi_nghi_hoi_dong_dieu_phoi_vung_bac_trung_bo_va_duyen_hai_trung_bo_lan_thu_4_7384088.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Quy hoạch vùng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/5/2024. Mục tiêu đến năm 2030, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng phát triển nhanh, năng động, hướng tới bền vững, mạnh về kinh tế biển, phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người của vùng đạt mức trung bình cao; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, có khả năng chống chịu cao với thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; phát triển một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn của cả nước, các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; các giá trị văn hóa, lịch sử và hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 7,5-8%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 165 triệu đồng, tương đương 6.500 USD; tỉ lệ đô thị hóa đến năm đạt trên 48%.

Quy hoạch cũng đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch.

Tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, xanh, thông minh; hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, có kiến trúc tiêu biểu, giàu bản sắc, xanh, văn minh, hiện đại, thông minh, có khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển được ít nhất 2 đô thị và một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn, ngang tầm khu vực châu Á tại các khu kinh tế ven biển hiện đại.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về kết quả một năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; đề xuất các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng, các cơ chế chính sách đặc thù và kế hoạch hoạt động năm 2024 của Hội đồng Điều phối vùng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, về cơ bản, kinh tế - xã hội từng bước phát triển ổn định theo định hướng bền vững hơn; chất lượng cơ sở hạ tầng trong vùng từng bước được cải thiện; thế chế và bộ máy điều phối vùng đã được hoàn thiện; hoàn thành Quy hoạch vùng và Quy hoạch tỉnh làm nền tảng, định hướng cho thu hút đầu tư trong thời gian tới. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của các địa phương được giữ vững ổn định.

Đến nay, toàn vùng đã hoàn thành 3/34 nhiệm vụ; đã phê duyệt quy hoạch của 14/14 tỉnh trong vùng; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 của vùng đạt 5,51%, GRDP bình quân đầu người đạt 75,62 triệu đồng/người. Tuy nhiên quá trình triển khai còn một số khó khăn về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp quy mô lớn, phát triển các ngành kinh tế biển, xử lý các vấn đề có tính liên vùng như: giao thông kết nối, xử lý môi trường, cứu hộ, cứu nạn; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực cho phát triển, các hoạt động liên kết, điều phối vùng cần được quan tâm hơn nữa.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ban hành Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng là triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng; những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã có trong quy hoạch, tuy nhiên cần chỉ rõ cái gì làm trước, cái gì làm sau, những nhiệm vụ, dự án nào được ưu tiên thực hiện; xác định cụ thể nhiệm vụ trong giai đoạn 2024 – 2030.

Đối với nhiệm vụ hoạt động Hội đồng điều phối vùng trong thời gian tới, các bộ, địa phương cần đẩy mạnh triển khai 11 nhiệm vụ đã giao trong năm 2023; trong đó cần quan tâm ưu tiên đầu tư các dự án động lực, trọng điểm có tính lan tỏa, kết nối vùng. Hiện nay, vùng đã chia thành 3 tiểu vùng, vì vậy cần xây dựng cơ chế vận hành, tổ chức của tiểu vùng, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin của vùng.

Đối với vấn đề kết nối vùng bằng hệ thống hạ tầng giao thông, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, kết nối ven biển phải là ưu tiên cao nhất; chú trọng phát triển hạ tầng giao thông để tăng cường Đông - Tây, thông qua các nước Lào, Campuchia; kết nối vùng duyên hải Trung Bộ với các tỉnh Tây Nguyên.

Nhấn mạnh Vùng cần ưu tiên thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng về năng lượng tái tạo, Phó Thủ tướng cho rằng, nếu không có năng lượng tái tạo, sẽ không thu hút được các dự án đầu tư lớn liên quan đến các sản phẩm xuất khẩu; cần nghiên cứu kỹ các đề xuất của tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một số địa phương trong vấn đề triển khai các trung tâm năng lượng tái tạo, đi kèm với cơ chế mua bán điện trực tiếp và hình thành các khu công nghiệp có thể thương mại năng lượng tái tạo nhằm thu hút được các nguồn lực từ khối tư nhân đầu tư hệ thống hạ tầng để phát triển các nguồn điện gió ngoài khơi, năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực; quan tâm hơn nữa công đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; cần đưa Hội đồng điều phối vùng có vị trí trong hệ thống hành chính quốc gia; xây dựng cơ chế hoạt động của các tiểu vùng.

Về cơ chế, chính sách đặc thù, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu đầy đủ các ý kiến xác đáng tại hội nghị; xin ý kiến các bộ, cơ quan, địa phương liên quan để hoàn thiện nội dung báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.

Tường Vi

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.