FSC (Hội đồng quản lý rừng) là tổ chức là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1993 tại Canada, hoạt động một cách độc lập, phi lợi nhuận và đưa ra các tiêu chí quy định nhằm quản lý việc khai thác, chế biến, sử dụng các sản phẩm từ rừng một cách có trách nhiệm và bền vững. Đây chính là Tiêu chuẩn FSC hay còn gọi là tiêu chuẩn quản lý rừng FSC.
Đánh dấu sự ra mắt của Bộ tiêu chuẩn FSC Quốc gia cho Việt Nam, Bà Cindy Cheng, Giám đốc FSC Châu Á Thái Bình Dương nhận xét: Bộ Tiêu chuẩn FSC quốc gia cho Việt Nam là một công cụ toàn diện được phát triển cho việc quản lý tốt các khu rừng ở quốc gia này cho hôm nay và tương lai, thúc đẩy tìm nguồn cung ứng nguyên liệu có trách nhiệm từ rừng. Bằng cách áp dụng tiêu chuẩn mới này, những người nắm giữ chứng chỉ FSC sẽ tiếp cận nhiều hơn với thị trường toàn cầu bằng cách chứng minh rằng, họ cam kết quản lý rừng tốt và hoạt động của họ có tác động tích cực đến môi trường và cộng đồng và người lao động phụ thuộc vào những điều này.
Với 199.000 ha rừng đã được chứng chỉ FSC tại Việt Nam, các nhà quản lý, chế biến, thương hiệu và nhà bán lẻ lâm nghiệp trong chuỗi giá trị sẽ thấy được tầm quan trọng và lợi ích của chứng nhận FSC. Chứng chỉ quản lý rừng của FSC công nhận các khu rừng được quản lý theo cách bảo tồn đa dạng sịnh học và đem lại lợi ích cho đời sống của người dân địa phương, công nhân, đồng thời đảm bảo khu rừng có hiệu quả kinh tế. Mười nguyên tắc mà bất kỳ đơn vị quản lý rừng nào cũng phải tuân thủ để có thể nhận được chứng nhận quản lý rừng của FSC. Những nguyên tắc này bao trùm nhiều vấn đề, từ việc duy trì giá trị bảo tồn cao cho đến quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động, cũng như giám sát các tác động môi trường và xã hội của quản lý rừng.
Các nguyên tắc và tiêu chí quốc tế của FSC đã được phát triển để áp dụng trên toàn thế giới và phù hợp với tất cả các loại rừng và hệ sinh thái, cũng như một loạt các môi trường văn hóa, chính trị và pháp lý. Tiêu chuẩn quản lý rừng quốc gia được điều chỉnh bởi các thành viên của Nhóm phát triển tiêu chuẩn của quốc gia để phản ánh các điều kiện pháp lý, xã hội, môi trường và địa lý đa dạng trong các khu rừng trong quốc gia của họ.
Nhiều tổ chức cũng đã giúp đỡ trong quá trình phát triển Bộ tiêu chuẩn FSC Quốc gia cho Việt Nam. Đó là Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF Việt Nam); Dự án Chứng chỉ rừng cho các dịch vụ hệ sinh thái (ForCES), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV); Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và Hiệp hội Nhưng Hộ dân có chứng chỉ rừng ở tỉnh Quảng Trị, dự án Dịch vụ hệ sinh thái bền vững của GIZ, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rùng (SFMI), Đại học Lâm nghiệp (VFU) và một số tổ chức khác.
Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 3 ở châu Á, Bộ tiêu chuẩn FSC Quốc gia cho Quản lý rừng Việt Nam đang được phát hành tại thời điểm tăng trưởng của FSC trong nước và vào thời điểm quan trọng đối với các khu rừng trên thế giới. Bộ tiêu chuẩn FSC quốc gia Việt Nam được phát triển thích ứng cụ thể cho bối cảnh địa phương, bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng tiểu điền và cường độ thấp. Việc công bố và giới thiệu sẽ giúp ngành lâm nghiệp trong nước, bao gồm cả những doanh nghiệp nhỏ và chủ rừng nhỏ trong ngành tham gia vào thị trường đang phát triển trên toàn thế giới, về các sản phẩm lâm nghiệp bền vững bằng cách sử dụng nhãn hiệu tin cậy được công nhận trên toàn cầu.
Đánh dấu sự ra mắt của Bộ tiêu chuẩn FSC Quốc gia cho Việt Nam, Bà Cindy Cheng, Giám đốc FSC Châu Á Thái Bình Dương nhận xét: Bộ Tiêu chuẩn FSC quốc gia cho Việt Nam là một công cụ toàn diện được phát triển cho việc quản lý tốt các khu rừng ở quốc gia này cho hôm nay và tương lai, thúc đẩy tìm nguồn cung ứng nguyên liệu có trách nhiệm từ rừng. Bằng cách áp dụng tiêu chuẩn mới này, những người nắm giữ chứng chỉ FSC sẽ tiếp cận nhiều hơn với thị trường toàn cầu bằng cách chứng minh rằng, họ cam kết quản lý rừng tốt và hoạt động của họ có tác động tích cực đến môi trường và cộng đồng và người lao động phụ thuộc vào những điều này.
Với 199.000 ha rừng đã được chứng chỉ FSC tại Việt Nam, các nhà quản lý, chế biến, thương hiệu và nhà bán lẻ lâm nghiệp trong chuỗi giá trị sẽ thấy được tầm quan trọng và lợi ích của chứng nhận FSC. Chứng chỉ quản lý rừng của FSC công nhận các khu rừng được quản lý theo cách bảo tồn đa dạng sịnh học và đem lại lợi ích cho đời sống của người dân địa phương, công nhân, đồng thời đảm bảo khu rừng có hiệu quả kinh tế. Mười nguyên tắc mà bất kỳ đơn vị quản lý rừng nào cũng phải tuân thủ để có thể nhận được chứng nhận quản lý rừng của FSC. Những nguyên tắc này bao trùm nhiều vấn đề, từ việc duy trì giá trị bảo tồn cao cho đến quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động, cũng như giám sát các tác động môi trường và xã hội của quản lý rừng.
Các nguyên tắc và tiêu chí quốc tế của FSC đã được phát triển để áp dụng trên toàn thế giới và phù hợp với tất cả các loại rừng và hệ sinh thái, cũng như một loạt các môi trường văn hóa, chính trị và pháp lý. Tiêu chuẩn quản lý rừng quốc gia được điều chỉnh bởi các thành viên của Nhóm phát triển tiêu chuẩn của quốc gia để phản ánh các điều kiện pháp lý, xã hội, môi trường và địa lý đa dạng trong các khu rừng trong quốc gia của họ.
Nhiều tổ chức cũng đã giúp đỡ trong quá trình phát triển Bộ tiêu chuẩn FSC Quốc gia cho Việt Nam. Đó là Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF Việt Nam); Dự án Chứng chỉ rừng cho các dịch vụ hệ sinh thái (ForCES), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV); Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và Hiệp hội Nhưng Hộ dân có chứng chỉ rừng ở tỉnh Quảng Trị, dự án Dịch vụ hệ sinh thái bền vững của GIZ, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rùng (SFMI), Đại học Lâm nghiệp (VFU) và một số tổ chức khác.
Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 3 ở châu Á, Bộ tiêu chuẩn FSC Quốc gia cho Quản lý rừng Việt Nam đang được phát hành tại thời điểm tăng trưởng của FSC trong nước và vào thời điểm quan trọng đối với các khu rừng trên thế giới. Bộ tiêu chuẩn FSC quốc gia Việt Nam được phát triển thích ứng cụ thể cho bối cảnh địa phương, bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng tiểu điền và cường độ thấp. Việc công bố và giới thiệu sẽ giúp ngành lâm nghiệp trong nước, bao gồm cả những doanh nghiệp nhỏ và chủ rừng nhỏ trong ngành tham gia vào thị trường đang phát triển trên toàn thế giới, về các sản phẩm lâm nghiệp bền vững bằng cách sử dụng nhãn hiệu tin cậy được công nhận trên toàn cầu.
Văn Hào