Chị Hoàng Thị Hương hướng dẫn sinh viên thực hành trên mô hình vườn ươm của nhà trường. |
BÀN CHÂN NHỎ VƯỢT NÚI TÌM ĐẾN ƯỚC MƠ “XANH”
Chị Hoàng Thị Hương quê ở xã Xuân Trường (Bảo Lạc) quanh năm sương mây phủ trắng trên những dãy núi cao, khí hậu mát và lạnh. Với chị, rừng như một bà mẹ vĩ đại, mở ra khát vọng khám phá thế giới các loài cây phục vụ cho con người.
Trước năm 2000, khi còn nhỏ, chị đã nghe mẹ nói: “Xuân Trường có gạo nếp hương thơm ngậy, quả lê ngọt ngon nổi tiếng do khí hậu núi cao mát lạnh”. Còn mỗi lần theo chân cha lên rừng làm nương, hái thuốc, Hương được cha giảng kiến thức dân gian về công dụng của các loại thảo dược, mỗi loại cây gỗ quý có độ bền chắc khác nhau… Kiến thức về rừng của cha hé mở cánh cửa cho chị nhìn rộng ra đại ngàn với bao câu hỏi về công dụng hữu ích của hàng trăm loại cây chưa biết. Khi tâm trí của cô học trò lớp 7 ao ước “Rừng nhiều loài cây quý, giá như mình có thể hiểu được” cũng là lúc cha chị đột ngột qua đời.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi nhớ về cha như tiếp thêm sức mạnh cho chị thực hiện ước mơ “xanh”. Tốt nghiệp THCS, một mình chị vượt mấy chục km đường rừng xuống thị trấn bắt xe ô tô đi gần 200 km ra thành phố Cao Bằng để nộp hồ sơ xin đi học Ban phổ thông dân tộc nội trú, Trường Đại học (ĐH) Lâm nghiệp Hà Nội.
Thi đỗ vào Trường Đại học (ĐH) Lâm nghiệp, chị phấn đấu trở thành sinh viên giỏi suốt 4 năm học ĐH khiến cho nhiều sinh viên khác “nể phục”. Còn với chị, cố gắng tích lũy kiến thức làm hành trang để khi ra trường sẽ nghiên cứu về các loài cây, thực hiện ước mơ mà cha đã gợi mở từ khi còn thơ bé.
ĐAM MÊ CỐNG HIẾN KHOA HỌC
Sau khi tốt nghiệp ĐH, năm 2010, chị Hương được phân công về làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật tỉnh. Đúng như tâm nguyện với con đường của mình, cùng với giảng dạy, chị tập trung triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.
Từ năm 2010 đến nay, khi môi trường nông thôn đang “sốt” lên vì tác hại, mặt trái của thuốc trừ sâu, phân bón hóa học tác động đến môi trường thì chị nghiên cứu ứng dụng đề tài thuốc trừ sâu, phân bón thân thiện với môi trường. Khởi nguồn từ kiến thức dân gian mà từ tuổi thơ chị được cha nói cho biết khi lên rừng; với kiến thức học được, chị nâng tầm thành công trình khoa học. Từ cây mác mát (tên khoa học là Milletia ichthyochtona, còn có tên khác là cây thàn mát, cây xa, mát đánh cá, cây mác bát), bà con thường đem quả về thả nước đánh cá, chị xây dựng và ứng dụng mô hình: “Nghiên cứu chế phẩm sinh học thuốc trừ sâu từ hạt cây mác mát với nồng độ 1%”. Chị thử nghiệm nhiều lần với nồng độ khác khau, trên các loại cây rau, vườn ươm cây lâm nghiệp, ruộng lúa…, tìm ra công thức, nồng độ ổn định để diệt được các loại sâu ăn lá lúa, bọ xít, rệp…, mà không độc hại đến môi trường. Sau khi đề tài khoa học của chị được báo cáo tại tỉnh, trung ương, đã có nhiều công ty liên hệ mong muốn liên kết hợp tác để sản xuất thuốc trừ sâu an toàn.
Ngoài ra, chị xây dựng và ứng dụng mô hình: “Chế biến phân xanh từ rác thải có nguồn gốc thực vật”, với đề tài này, rác thải nguồn gốc thực vật được thu gom lại, qua quy trình kỹ thuật trở thành phân sinh học chất lượng cao, tạo màu cho đất, an toàn cho môi trường. Mô hình được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đánh giá cao. Còn các mô hình nghiên cứu “Trồng thử nghiệm cây chùm ngây - Moringa”, “Trồng thử nghiệm cây đậu bắp” đã thành công, cho thu hoạch ổn định, năng suất cao. Các mô hình, đề tài khoa học của chị đều được Hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao về ứng dụng hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Dù bận rộn vì gia đình neo người, đảm nhiệm công tác giảng dạy, nhưng chị theo học thạc sỹ tại Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên từ năm 2015 đến nay. Chị đang nghiên cứu, viết đề tài khoa học bảo vệ luận án thạc sỹ về “Nghiên cứu tuyển chọn cây trám mẹ làm cơ sở để bảo tồn và phát triển nguồn gien cây trám đen tại Cao Bằng”. Sở dĩ, chị chọn cây trám vì quả trám là sản vật đặc hữu quen thuộc của Cao Bằng được thị trường ưa chuộng. Đề tài được triển khai sẽ tạo điều kiện cho nông dân vừa có thu nhập, vừa nhân rộng diện tích trồng rừng lâu năm để lấy gỗ.
Với chị, giá trị về các loại cây núi rừng Cao Bằng như con đường rộng mở phía trước, cuốn hút đam mê nghiên cứu. Chị cho biết, Cao Bằng còn rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển các loại cây với nhiều đề tài cần nghiên cứu, như: Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý, các loại cây ăn quả đặc hữu, cây lấy gỗ, cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao… Chị đang ấp ủ tìm loại cây có hoa đẹp, tán rộng, dễ sinh trưởng của Cao Bằng làm cây đặc trưng cho tỉnh để trồng phổ biến trong Thành phố và một số tuyến đường trung tâm.
Đam mê với lĩnh vực khoa học “xanh”, chị Hương góp sức khẳng định hướng đi đúng với xu thế tiến đến kinh tế “xanh”, an toàn, thân thiện, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Chị Hoàng Thị Hương quê ở xã Xuân Trường (Bảo Lạc) quanh năm sương mây phủ trắng trên những dãy núi cao, khí hậu mát và lạnh. Với chị, rừng như một bà mẹ vĩ đại, mở ra khát vọng khám phá thế giới các loài cây phục vụ cho con người.
Trước năm 2000, khi còn nhỏ, chị đã nghe mẹ nói: “Xuân Trường có gạo nếp hương thơm ngậy, quả lê ngọt ngon nổi tiếng do khí hậu núi cao mát lạnh”. Còn mỗi lần theo chân cha lên rừng làm nương, hái thuốc, Hương được cha giảng kiến thức dân gian về công dụng của các loại thảo dược, mỗi loại cây gỗ quý có độ bền chắc khác nhau… Kiến thức về rừng của cha hé mở cánh cửa cho chị nhìn rộng ra đại ngàn với bao câu hỏi về công dụng hữu ích của hàng trăm loại cây chưa biết. Khi tâm trí của cô học trò lớp 7 ao ước “Rừng nhiều loài cây quý, giá như mình có thể hiểu được” cũng là lúc cha chị đột ngột qua đời.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi nhớ về cha như tiếp thêm sức mạnh cho chị thực hiện ước mơ “xanh”. Tốt nghiệp THCS, một mình chị vượt mấy chục km đường rừng xuống thị trấn bắt xe ô tô đi gần 200 km ra thành phố Cao Bằng để nộp hồ sơ xin đi học Ban phổ thông dân tộc nội trú, Trường Đại học (ĐH) Lâm nghiệp Hà Nội.
Thi đỗ vào Trường Đại học (ĐH) Lâm nghiệp, chị phấn đấu trở thành sinh viên giỏi suốt 4 năm học ĐH khiến cho nhiều sinh viên khác “nể phục”. Còn với chị, cố gắng tích lũy kiến thức làm hành trang để khi ra trường sẽ nghiên cứu về các loài cây, thực hiện ước mơ mà cha đã gợi mở từ khi còn thơ bé.
ĐAM MÊ CỐNG HIẾN KHOA HỌC
Sau khi tốt nghiệp ĐH, năm 2010, chị Hương được phân công về làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật tỉnh. Đúng như tâm nguyện với con đường của mình, cùng với giảng dạy, chị tập trung triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.
Từ năm 2010 đến nay, khi môi trường nông thôn đang “sốt” lên vì tác hại, mặt trái của thuốc trừ sâu, phân bón hóa học tác động đến môi trường thì chị nghiên cứu ứng dụng đề tài thuốc trừ sâu, phân bón thân thiện với môi trường. Khởi nguồn từ kiến thức dân gian mà từ tuổi thơ chị được cha nói cho biết khi lên rừng; với kiến thức học được, chị nâng tầm thành công trình khoa học. Từ cây mác mát (tên khoa học là Milletia ichthyochtona, còn có tên khác là cây thàn mát, cây xa, mát đánh cá, cây mác bát), bà con thường đem quả về thả nước đánh cá, chị xây dựng và ứng dụng mô hình: “Nghiên cứu chế phẩm sinh học thuốc trừ sâu từ hạt cây mác mát với nồng độ 1%”. Chị thử nghiệm nhiều lần với nồng độ khác khau, trên các loại cây rau, vườn ươm cây lâm nghiệp, ruộng lúa…, tìm ra công thức, nồng độ ổn định để diệt được các loại sâu ăn lá lúa, bọ xít, rệp…, mà không độc hại đến môi trường. Sau khi đề tài khoa học của chị được báo cáo tại tỉnh, trung ương, đã có nhiều công ty liên hệ mong muốn liên kết hợp tác để sản xuất thuốc trừ sâu an toàn.
Ngoài ra, chị xây dựng và ứng dụng mô hình: “Chế biến phân xanh từ rác thải có nguồn gốc thực vật”, với đề tài này, rác thải nguồn gốc thực vật được thu gom lại, qua quy trình kỹ thuật trở thành phân sinh học chất lượng cao, tạo màu cho đất, an toàn cho môi trường. Mô hình được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đánh giá cao. Còn các mô hình nghiên cứu “Trồng thử nghiệm cây chùm ngây - Moringa”, “Trồng thử nghiệm cây đậu bắp” đã thành công, cho thu hoạch ổn định, năng suất cao. Các mô hình, đề tài khoa học của chị đều được Hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao về ứng dụng hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Dù bận rộn vì gia đình neo người, đảm nhiệm công tác giảng dạy, nhưng chị theo học thạc sỹ tại Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên từ năm 2015 đến nay. Chị đang nghiên cứu, viết đề tài khoa học bảo vệ luận án thạc sỹ về “Nghiên cứu tuyển chọn cây trám mẹ làm cơ sở để bảo tồn và phát triển nguồn gien cây trám đen tại Cao Bằng”. Sở dĩ, chị chọn cây trám vì quả trám là sản vật đặc hữu quen thuộc của Cao Bằng được thị trường ưa chuộng. Đề tài được triển khai sẽ tạo điều kiện cho nông dân vừa có thu nhập, vừa nhân rộng diện tích trồng rừng lâu năm để lấy gỗ.
Với chị, giá trị về các loại cây núi rừng Cao Bằng như con đường rộng mở phía trước, cuốn hút đam mê nghiên cứu. Chị cho biết, Cao Bằng còn rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển các loại cây với nhiều đề tài cần nghiên cứu, như: Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý, các loại cây ăn quả đặc hữu, cây lấy gỗ, cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao… Chị đang ấp ủ tìm loại cây có hoa đẹp, tán rộng, dễ sinh trưởng của Cao Bằng làm cây đặc trưng cho tỉnh để trồng phổ biến trong Thành phố và một số tuyến đường trung tâm.
Đam mê với lĩnh vực khoa học “xanh”, chị Hương góp sức khẳng định hướng đi đúng với xu thế tiến đến kinh tế “xanh”, an toàn, thân thiện, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Từ năm 2011 - 2016, chị Hoàng Thị Hương đạt nhiều thành tích: Giáo viên dạy giỏi cấp trường, Chiến sỹ thi đua cơ sở. Xây dựng và ứng dụng hiệu quả các mô hình khoa học: “Chế biến phân xanh từ rác thải có nguồn gốc thực vật” , “Nghiên cứu chế phẩm sinh học thuốc trừ sâu từ hạt cây hạt mát với nồng độ 1%”, “Trồng thử nghiệm cây chùm ngây - Moringa”. Đề tài “Trồng thử nghiệm cây chùm ngây - Moringa” đoạt giải B cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Cao Bằng lần thứ I, II, giải A cuộc thi “Ngày hội phụ nữ sáng tạo tỉnh Cao Bằng năm 2013, 2015”, được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam trong Hội thi “Ngày phụ nữ sáng tạo” tháng 10/2015. |
Theo baocaobang.vn