Hàng ngày, cậu bé Quốc Thịnh được ông ngoại và một vị Achar thường xuyên "sôi kinh nấu sử".
Theo mẹ vô chùa trong những dịp lễ hội, Quốc Thịnh được ngồi gần các vị sư. Gặp bài kinh không khó, các sư trao micro cho Thịnh xướng. Thịnh nói: “Lớn lên chút nữa, con đi tu”.
Xa nhà vô chùa tu hành là một phần đời đáng nhớ của thời trai trẻ trong cuộc đời người đàn ông Khmer. Nhưng đi tu không phải để trở thành Phật, mà để làm người có nhân cách, có phẩm chất đạo đức tốt và trên hết là để báo hiếu mẹ cha.
Cậu bé Sơn Quốc Thịnh (giữa) học kinh kệ với hai vị Achar |
Theo mẹ vô chùa trong những dịp lễ hội, Quốc Thịnh được ngồi gần các vị sư. Gặp bài kinh không khó, các sư trao micro cho Thịnh xướng. Thịnh nói: “Lớn lên chút nữa, con đi tu”.
|
Xa nhà vô chùa tu hành là một phần đời đáng nhớ của thời trai trẻ trong cuộc đời người đàn ông Khmer. Nhưng đi tu không phải để trở thành Phật, mà để làm người có nhân cách, có phẩm chất đạo đức tốt và trên hết là để báo hiếu mẹ cha.
Xuống tóc đi tu
|
Bước vào đường tu là phải xuống tóc vì người đời xem tóc, chân mày, móng tay là những thứ làm đẹp cho con người nên tu là phải biết xa lánh nó.
Trước khi vận bộ cà sa, người xuất gia được khoác mảnh vải trắng, đánh dấu đã lìa cõi tục. Ảnh: Trần Chí Kông |
Đường tu gắn liền với chiếc áo cà sa, chiếc áo mà xưa kia các nhà sư phải tự mình ghép lại từ nhiều mảnh vải mà thành. Bộ y được Phật tử dâng cho trong ngày lễ “dâng y” cùng với chiếc bình bát.
Đường tu bắt đầu khi sư cả khoác cho bộ cà sa |
Đức Phật từng ví con chim sống được nhờ cái mỏ, người xuất gia sống được nhờ bình bát. Mỗi sáng đi khất thực, tu sĩ luôn nhiệm ý đường đi của Phật Thích Ca ngày xưa khi tìm cách giải khổ cho chúng sinh.
Khất thực |
Phật tử cúng dường tùy tâm, cho gì ăn nấy, chan hòa cùng đói no của thiên hạ là triết lý sống của bậc chân tu. Cái bình bát ôm trong lòng là tượng hình người mẹ mang thai mình, được nuôi dưỡng bằng thức ăn của chúng sinh.
Với thanh thiếu niên Khmer, đi tu là được học chữ, học kinh Phật, học tiếng Pali… |
Như bao ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer khác, bước vào đường tu, các “chú tiểu” ở chùa Bốn Mặt (Châu Thành, Sóc Trăng) không ra khỏi khuôn viên chùa, chú tâm tu tập, học kinh kệ; thường xuyên khơi cháy những ngọn đèn cầy trong mùa nhập hạ. Người tốt như ngọn đèn không bị chao động, và do không bị chao động, nên phát ra ánh sáng.
Thường xuyên tu tập, khơi cháy những ngọn đèn trong 3 tháng nhập hạ |
Chuyện xuất gia, bước vào “đường tu” cũng là con đường của ánh sáng, là cách thức để thanh thiếu niên Khmer khởi đầu cho một “đường đời" tốt đẹp./.
Bài và ảnh: Trần Chí Kông
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN