Dưới đây là nội dung bài phỏng vấn:PV: Thưa Giáo sư Vladimir Kolotov, ông có thường theo dõi các sự kiện đang diễn ra ở Việt Nam không?Giáo sư Kolotov: Đương nhiên tôi rất chăm chú theo dõi các sự kiện đang diễn ra ở Việt Nam, cả về chính trị lẫn kinh tế.
Ông Kolotov trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN.
|
PV: Ông có thể cho biết Đại hội Đảng Việt Nam lần này diễn ra trong tình hình như thế nào?Giáo sư Kolotov: Nhìn chung, tình hình địa chính trị trên thế giới rất phức tạp. Cuộc chiến tiền tệ đã nổ ra. Cuộc chiến giành giật thị trường cũng bắt đầu. Và ở một số điểm chiến tranh thực sự đang diễn ra, ví dụ như Syria. Các nước phương Tây đang gây sức ép thực sự tới những nước mà ở đó chế độ làm mếch lòng họ. Và chính vì vậy tình hình tại vòng cung Á-Âu không ổn định. Tình hình thay đổi rất nhanh chóng. Và hiện sức ép địa chính trị thực sự gia tăng từ một bên là Mỹ và phía bên kia là Trung Quốc.Việt Nam phải chịu sức ép từ hai chủ thể địa chính trị thế giới này. Và phức tạp hơn là tác động nóng từ xung đột ở Bắc Phi và Trung Đông. Dù Đông Á và Đông Nam Á chưa có xung đột song tình hình đang từng bước diễn ra theo hướng bất ổn. Đã xuất hiện một số hành động khủng bố nhằm vào máy bay dân dụng. Đã xảy ra các hoạt động khủng bố của các nhóm Hồi giáo. Mới đây tại Indonesia đã xảy ra khủng bố. Nghĩa là tình hình tại các nước láng giềng (của Việt Nam) đang dần nóng lên. Không lâu mới đây tại Thái Lan đã diễn ra đảo chính quân sự. Tình hình chính trị tại Myanmar thay đổi. Tình hình tại Campuchia rất phức tạp. Bởi vậy có thể nói tình hình rất phức tạp song nhìn chung vẫn ổn định và có thể kiểm soát được.PV: Thưa giáo sư vậy giáo sư đặt những kỳ vọng gì vào Đại hội Đảng Việt Nam lần thứ XII này?Giáo sư Kolotov: Có thể nói trong thời gian gần đây, mà không chỉ trong thời gian gần đây. Nói tổng thể, nếu nhìn vào lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930, có thể thấy các đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đều diễn ra trong bối cảnh rất phức tạp, không hề đơn giản. Tuy nhiên tình hình hiện nay không phải là tồi tệ nhất, phức tạp nhất. Việt Nam đã giải quyết những vấn đề còn khó khăn hơn trong lịch sử của mình. Tuy nhiên ở kỳ đại hội nào cũng có những vấn đề của nó. Báo cáo chính trị tại đại hội đưa ra đánh giá về những sự kiện, tình hình diễn ra tại Việt Nam, tình hình thế giới và đề ra chương trình hành động để bảo vệ các lợi quốc gia của Việt Nam một cách tốt nhất trong tình hình hiện có. Và có thể nói Việt Nam đã giải quyết thích đáng những vấn đề này. Rất thích đáng để có thể bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình. Tôi trước tiên có thể nêu những thành quả hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vòng 30 năm trở lại đây. Bởi giờ cần đánh giá đại hội đảng diễn ra năm 1986, khi chương trình "đổi mới" được thông qua. Và trong 30 năm đó, Việt Nam đã đạt được những thành công ấn tượng trong lĩnh vực kinh tế. Thời điểm đó Mỹ đang duy trì lệnh cấm vận toàn diện Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc căng thẳng. Chiến dịch quân sự diễn ra ở Campuchia. Trong khi đó khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Liên Xô. Và Việt Nam, theo con đường hội nhập khu vực đã từng bước giải quyết rất nhiều vấn đề. Mỹ đã phải dỡ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam trong khi Việt Nam không hy sinh bất cứ lợi ích quốc gia nào của mình. Đó đơn thuần chỉ là biện pháp trừng phạt vì Việt Nam thực thi chính sách bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Và Việt Nam đã không nhượng bộ bất cứ thứ gì để được dỡ bỏ cấm vận, vẫn thực hiện những gì mình đề ra để phát triển và bảo vệ lợi ích quốc gia. Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, đi theo con đường bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch buôn bán song phương khoảng 58 tỷ USD. Đứng thứ 2 về kim ngạch trao đổi là Mỹ với 38 tỷ USD. Kim ngạch thương mại cho thấy mối quan hệ kinh tế bình thường và có sự cân bằng sức mạnh nhất định. Và như vậy Việt Nam không phụ thuộc vào cả Trung Quốc hay Mỹ, không phụ thuộc vào một quốc gia khác hay khối các quốc gia nào. Đây là chính sách cân bằng theo hướng bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam. Theo tôi đây là chính sách tốt và đúng đắn cho các nước khác. Ví dụ khi xem xét không gian hậu Xô Viết, liệu ai dám nói vào năm 1986 rằng nước Cộng hòa Xô viết Ukraine thịnh vượng thời Liên Xô lại có dân số ít hơn Việt Nam 2 lần. Việt Nam hiện có dân số gần 100 triệu còn Ukraine hiện có khoảng 40 triệu dân, thực tế còn ít hơn. Ukraine sẽ suy sụp sau quá trình nội chiến, và hiện thực tế đang bị các nước phương Tây thao túng. Còn GDP Việt Nam tính theo sức mua trong 3 năm trở lại đây, theo số liệu của Mỹ đã vượt Ukraine. GDP Việt Nam hiện lớn hơn của Kazakhstan. Đây chính là cái được nhờ bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như chính sách bảo vệ lợi ích quốc gia, chứ không phải thực hiện ý muốn của kẻ khác trên trường quốc tế, như Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU), hay nước khác. Việt Nam là ví dụ thành công về thực hiện chiến lược lợi ích quốc gia của mình. Có thể nói điều kiện khởi đầu vào năm 1986 hay thập niên 1990 của Việt Nam, khi bắt đầu "đổi mới", và Ukraine khác hẳn nhau. Ukraine khi đó là quốc gia giàu có, phát triển, có các tiềm năng về công nghiệp, khoa học và văn hóa. Nay Ukraine chẳng còn gì. Còn Việt Nam đang tăng cường vị thế của mình, sử dụng uy tín được tôn trọng trên trường quốc tế, bảo vệ được lợi ích quốc gia của mình. Hiện Nga và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Tuy nhiên trong quan hệ này vẫn còn một mắt xích yếu là hợp tác kinh tế -thương mại. Kim ngạch song phương rất thấp, kém kim ngạch với Mỹ tới 10 lần. Điều này cần xem xét nghiêm túc. Điều này trước tiên Nga cũng phải xem xét vì Tổng thống Nga đã công bố chiến lược xoay trục sang phía Đông, song trên thực tế chưa làm được nhiều. Và đương nhiên chúng tôi phải phát triển quan hệ với đối tác chiến lược toàn diện của mình mà ở Đông Nam Á chỉ có Việt Nam là đối tác như vậy của Nga. PV: Thưa giáo sư vậy ông có thể tổng kết trong tương lai Việt Nam nên đi theo hướng nào để có thể vừa tiếp tục phát triển kinh tế vừa bảo vệ được an ninh?Giáo sư Kolotov: Tôi nghĩ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không cần tới những khuyến nghị của tôi. Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đã cho thấy đường hướng dân tộc mạnh mẽ bảo vệ lợi ích của Việt Nam. Và Việt Nam là một trong số ít các ví dụ trên thế giới có thể nói: "từ năm 1930 đến năm 2016 đảng này liên tục bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, và chưa bao giờ đổi chác lợi ích này. Kiên định con đường bảo vệ lợi ích quốc gia". Theo quan điểm của tôi đó là con đường đúng đắn, con đường duy nhất. Tôi chỉ hy vọng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đường lối mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã đề ra. Đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó chính là lõi tư tưởng mà xung quanh nó nước Việt Nam ngày nay hình thành và phát triển theo các hướng. Tuy nhiên để bảo vệ những thành quả của cách mạng, của cải cách kinh tế, Việt Nam cần có những bạn bè và đối tác. LB Nga là người bạn và đối tác tin cậy của Việt Nam và tôi hy vọng mối quan hệ giữa 2 nước chúng ta phát triển hơn nữa, trong mọi lĩnh vực. Tôi xin chúc đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam thành công trong kế hoạch bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được, bảo vệ những thành quả kinh tế, văn hóa, chính trị mà Việt Nam đạt được. Tôi hy vọng và tin tưởng Đại hội đảng sẽ đưa ra các quyết sách tiếp tục nâng cao uy tín cũng như sức mạnh kinh tế của Việt Nam.PV: Xin cảm ơn giáo sư!