Theo đó, các nhà khoa học từ Viện Cổ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã kiểm tra, nghiên cứu các mẫu thử nghiệm như gạch, chất kết dính được triển khai thí nghiệm trên nhóm tháp B, thuộc quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn từ năm 2015. Sau khi nghiên cứu kết quả từ các mẫu thí nghiệm dưới tác động của môi trường tự nhiên, mưa, độ ẩm, khí hậu đặc thù của tiểu vùng… các chuyên gia đến từ Viện Cổ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga sẽ đề xuất các giải pháp khoa học có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương nhằm giúp Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và các đối tác sản xuất ra những sản phẩm tương thích với những vật liệu gốc được sử dụng để xây dựng các đền tháp Chăm, đáp ứng nhu cầu bảo vệ yếu tố giá trị cốt lõi của Di sản trong quá trình trùng tu.
Cũng trong thời gian này, các chuyên gia Ấn Độ tiếp tục đến thăm và làm việc tại Khu Di sản Văn hóa Mỹ Sơn. Kỹ sư khảo cổ, trưởng nhóm chuyên gia Ấn Độ Basudev Kumar cho biết, sau ba năm thực hiện việc bảo tồn, các chuyên gia Ấn Độ và cộng sự Việt Nam đã hoàn thành công tác tôn tạo, trùng tu nhóm tháp K và nhóm tháp H. Từ nguy cơ ngã đổ, đến nay cả hai nhóm tháp K và H đều đủ điều kiện mở cửa đón khách tham quan, học tập và nghiên cứu.
Hiện tại, các chuyên gia Ấn Độ đang làm việc với tinh thần trách nhiệm cao trong việc thu thập dữ liệu để tiến hành trùng tu nhóm tháp A trong giai đoạn từ nay đến năm 2021. Đây là nhóm tháp có quy mô kiến trúc cũng như các giá trị văn hóa được xếp hàng bậc nhất trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, trong đó có đền A1 được xem là kiệt tác kiến trúc Chăm Pa, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết thêm.
Được biết, nhằm trả lại không gian văn hóa cổ xưa của Khu đền tháp Mỹ Sơn, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định di dời nhà biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm Pa được xây dựng từ nhiều năm trước đây ra khỏi vùng lõi di tích đến xây dựng lại tại khu vực đón khách đã được quy hoạch.
Cũng trong thời gian này, các chuyên gia Ấn Độ tiếp tục đến thăm và làm việc tại Khu Di sản Văn hóa Mỹ Sơn. Kỹ sư khảo cổ, trưởng nhóm chuyên gia Ấn Độ Basudev Kumar cho biết, sau ba năm thực hiện việc bảo tồn, các chuyên gia Ấn Độ và cộng sự Việt Nam đã hoàn thành công tác tôn tạo, trùng tu nhóm tháp K và nhóm tháp H. Từ nguy cơ ngã đổ, đến nay cả hai nhóm tháp K và H đều đủ điều kiện mở cửa đón khách tham quan, học tập và nghiên cứu.
Hiện tại, các chuyên gia Ấn Độ đang làm việc với tinh thần trách nhiệm cao trong việc thu thập dữ liệu để tiến hành trùng tu nhóm tháp A trong giai đoạn từ nay đến năm 2021. Đây là nhóm tháp có quy mô kiến trúc cũng như các giá trị văn hóa được xếp hàng bậc nhất trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, trong đó có đền A1 được xem là kiệt tác kiến trúc Chăm Pa, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết thêm.
Được biết, nhằm trả lại không gian văn hóa cổ xưa của Khu đền tháp Mỹ Sơn, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định di dời nhà biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm Pa được xây dựng từ nhiều năm trước đây ra khỏi vùng lõi di tích đến xây dựng lại tại khu vực đón khách đã được quy hoạch.
Đoàn Hữu Trung
TTXVN