Khảo sát mới đây tại một số trường học ở huyện Xín Mần cho thấy, khuynh hướng vừa học kiến thức vừa học nghề đã trở thành khá phổ biến. Các nghề được các em lựa chọn để học cũng trở thành thiết thực và được gắn liền với điều kiện thực tiễn tại mỗi địa phương nơi các em sinh ra, lớn lên. Nổi trội nhất vẫn là các nghề làm nông như chăn nuôi, trồng trọt và thủ công mỹ nghệ có từ lâu đời ở trong địa bàn khu dân cư như dệt thổ cẩm, thêu ren truyền thống của đồng bào Mông, Tày, Nùng...
Giờ học nghề dệt thổ cẩm tại trường Nội trú Cốc Pài (Xín Mần). |
Tại trường Nội trú ở thị trấn Cốc Pài, có trên 30 em học sinh từ tiểu học đến THCS đã tham gia học nghề đan thổ cẩm. Sản phẩm các em tạo ra là những túi xách du lịch, dây đeo bao lưng và nhiều sản phẩm thêu thùa xinh xắn phục vụ cho khách du lịch. Truyền dạy nghề cho các em là những nghệ nhân dân gian được nhà trường mời đến dạy nghề trực tiếp. Và các buổi học nghề được nhà trường xắp xếp bố trí vào các tiết học ngoại khóa ít ỏi trong giáo trình giảng dạy hiện nay.
Khảo sát khuynh hướng chọn nghề ở trường THPT thị trấn Cốc Pài cho thấy số lượng các em học lớp 12 đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng sắp tới chỉ chiếm tỷ lệ 10% tổng số học sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Các thầy, cô giáo nhà trường cho biết, tỷ lệ đăng ký dự thi thẳng vào các trường cao đẳng, đại học đã giảm dần qua các năm. Đây là chiều hướng chọn nghề để làm sau khi tốt nghiệp THPT tại trường đã trở thành phổ biến và thiết thực hơn, hiệu quả hơn.
Tại Liên trường THCS và THPT cụm xã Nà Chì, số lượng các em học sinh đăng ký dự thi cao đẳng, đại học lần này chỉ còn khoảng 20 - 25 em, chiếm khoảng 1/6 số học sinh dự thi tốt nghiệp năm học 2015 -2016.
Kết quả khảo sát sơ bộ nêu trên đã phản ánh khá rõ nét ngành Giáo dục Xín Mần trong việc định hướng nghề cho các em học sinh ngay trên ghế nhà trường. Trong đó, giáo dục kiến thức cho học sinh là điều bắt buộc để các em bước vào đời. Đồng thời, ngành giáo dục Xín Mần đã “phân luồng” đào tạo cho các em nghề nghiệp và kỹ năng sống ngay trong lúc đi học và ngay sau tốt nghiệp học tập bước vào đời.
Ông cha ta kết luận: “ Nhất nghệ tinh – nhất thân vinh”. Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh chân lý đó hoàn toàn đúng. Và giáo dục ở Xín Mần giai đoạn này đã và đang tích cực làm điều đó nhằm tạo ra xu hướng đào tạo “gắn liền” với sử dụng nguồn nhân lực mới để xây dựng Xín Mần phát triển toàn diện.
Khảo sát khuynh hướng giảng dạy và đào tạo nghề tại một số trường học ở Xín Mần chúng tôi nhận thấy: Trong 3 năm học THPT có 105 tiết dành cho học nghề phổ thông như: Điện, may mặc, lâm sinh... Trong khi đó, chỉ có 9 tiết hướng nghiệp nghề cho học sinh tập trung vào năm học lớp 11. Thực tế đào tạo nghề phổ thông chỉ tập trung vào năm học lớp 11 cho các em còn những bất cập cần được điều chỉnh. Thứ nhất là, thời gian học quá nhiều, song lại thiếu tập trung, ôm đồm quá nhiều nghề, song chưa có nghề nào thành thạo (nghề chưa thành nghề). Thứ hai là, còn thiếu cơ sở vật chất, thiếu thầy giảng dạy chuyên sâu. Thứ ba là, còn lãng phí thời gian, tiền, của dành cho đào tạo nghề phổ thông trong nhà trường vì những dàn trải đã nêu. Trong khi đó, thời gian hướng nghiệp cho học sinh lại chỉ tập trung vào 1 năm học, lại còn quá ít giờ dạy để làm chuyển biến nhận thức cho các em.
Để công tác GD&ĐT tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng ngay trên các trường học phổ thông cần phải thay đổi về định hướng đào tạo. Một là, phải có thầy, cô giảng dạy nghề chuyên sâu. Hai là, phải đầu tư thêm cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cho đào tạo và định hướng nghề nghiệp ngay trong các trường học phổ thông hiện nay. Ba là, cần cân đối thời gian giảng dạy giữa các tiết học, lớp học ngay ở các lớp học cho hợp lý.
Thực tiễn luôn là bài học kinh nghiệm quý để chúng ta điều chỉnh. Tin rằng, công tác GD&ĐT và định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh tại các trường phổ thông ở Xín Mần nói riêng, của ngành Giáo dục nói chung sẽ có các bước điều chỉnh hợp lý để không gây lãng phí tiền của, thời gian và nguồn nhân lực dựng xây đất nước.
Khảo sát khuynh hướng chọn nghề ở trường THPT thị trấn Cốc Pài cho thấy số lượng các em học lớp 12 đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng sắp tới chỉ chiếm tỷ lệ 10% tổng số học sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Các thầy, cô giáo nhà trường cho biết, tỷ lệ đăng ký dự thi thẳng vào các trường cao đẳng, đại học đã giảm dần qua các năm. Đây là chiều hướng chọn nghề để làm sau khi tốt nghiệp THPT tại trường đã trở thành phổ biến và thiết thực hơn, hiệu quả hơn.
Tại Liên trường THCS và THPT cụm xã Nà Chì, số lượng các em học sinh đăng ký dự thi cao đẳng, đại học lần này chỉ còn khoảng 20 - 25 em, chiếm khoảng 1/6 số học sinh dự thi tốt nghiệp năm học 2015 -2016.
Kết quả khảo sát sơ bộ nêu trên đã phản ánh khá rõ nét ngành Giáo dục Xín Mần trong việc định hướng nghề cho các em học sinh ngay trên ghế nhà trường. Trong đó, giáo dục kiến thức cho học sinh là điều bắt buộc để các em bước vào đời. Đồng thời, ngành giáo dục Xín Mần đã “phân luồng” đào tạo cho các em nghề nghiệp và kỹ năng sống ngay trong lúc đi học và ngay sau tốt nghiệp học tập bước vào đời.
Ông cha ta kết luận: “ Nhất nghệ tinh – nhất thân vinh”. Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh chân lý đó hoàn toàn đúng. Và giáo dục ở Xín Mần giai đoạn này đã và đang tích cực làm điều đó nhằm tạo ra xu hướng đào tạo “gắn liền” với sử dụng nguồn nhân lực mới để xây dựng Xín Mần phát triển toàn diện.
Khảo sát khuynh hướng giảng dạy và đào tạo nghề tại một số trường học ở Xín Mần chúng tôi nhận thấy: Trong 3 năm học THPT có 105 tiết dành cho học nghề phổ thông như: Điện, may mặc, lâm sinh... Trong khi đó, chỉ có 9 tiết hướng nghiệp nghề cho học sinh tập trung vào năm học lớp 11. Thực tế đào tạo nghề phổ thông chỉ tập trung vào năm học lớp 11 cho các em còn những bất cập cần được điều chỉnh. Thứ nhất là, thời gian học quá nhiều, song lại thiếu tập trung, ôm đồm quá nhiều nghề, song chưa có nghề nào thành thạo (nghề chưa thành nghề). Thứ hai là, còn thiếu cơ sở vật chất, thiếu thầy giảng dạy chuyên sâu. Thứ ba là, còn lãng phí thời gian, tiền, của dành cho đào tạo nghề phổ thông trong nhà trường vì những dàn trải đã nêu. Trong khi đó, thời gian hướng nghiệp cho học sinh lại chỉ tập trung vào 1 năm học, lại còn quá ít giờ dạy để làm chuyển biến nhận thức cho các em.
Để công tác GD&ĐT tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng ngay trên các trường học phổ thông cần phải thay đổi về định hướng đào tạo. Một là, phải có thầy, cô giảng dạy nghề chuyên sâu. Hai là, phải đầu tư thêm cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cho đào tạo và định hướng nghề nghiệp ngay trong các trường học phổ thông hiện nay. Ba là, cần cân đối thời gian giảng dạy giữa các tiết học, lớp học ngay ở các lớp học cho hợp lý.
Thực tiễn luôn là bài học kinh nghiệm quý để chúng ta điều chỉnh. Tin rằng, công tác GD&ĐT và định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh tại các trường phổ thông ở Xín Mần nói riêng, của ngành Giáo dục nói chung sẽ có các bước điều chỉnh hợp lý để không gây lãng phí tiền của, thời gian và nguồn nhân lực dựng xây đất nước.
Báo Hà Giang