Ngày 19/3, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện Ngôn ngữ học tổ chức hội thảo công bố bộ chữ viết Cơ Tu. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đại biểu đều đồng tình phải có một bộ chữ viết của người Cơ Tu thống nhất trên toàn quốc về bảng ký hiệu chữ viết, các tổ phụ âm đầu, nguyên âm…
Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.
Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, công tác bảo tồn, phát huy việc học và dạy tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc đang được tỉnh Lào Cai thực hiện có hiệu quả, thông qua các trường học và hoạt động văn hóa, xã hội.
Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer là 361.929 người, chiếm 30,19%; dân tộc Hoa là 62.541 người, chiếm 5,22%, còn lại là dân tộc khác. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí nhằm giữ gìn và phát huy chữ viết, tiếng nói đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 26.000 người Khmer sinh sống, chiếm gần 2,1% dân số. Thời gian qua, công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer luôn được địa phương quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 5 trường tiểu học và 3 trường trung học cơ sở vùng đồng bào dân tộc tổ chức dạy tiếng Khmer cho học sinh. Ngoài học ở trường, dịp hè, học sinh Khmer còn đến sinh hoạt, học tập ở các chùa nhằm tăng cường hiểu biết và vun đắp tình yêu đối với văn hóa, chữ viết của dân tộc mình. Những lớp học ngày hè trở thành sân chơi bổ ích, tạo động lực và nền tảng kiến thức cho các em trong năm học mới.
Chiều 5/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao vào du lịch. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trả lời chất vấn, làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu có liên quan đến chính sách dân tộc và công tác dân tộc.
Tỉnh Trà Vinh có tổng dân số trên 1 triệu người; trong đó, đồng bào Khmer chiếm gần 32% dân số. Địa phương luôn chú trọng công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer Nam Bộ. Trong tỉnh, nhiều trường học và chùa Phật giáo Nam tông Khmer dạy tiếng nói, chữ viết cho đồng bào.
Là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số, Sóc Trăng luôn quan tâm tới việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer. Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, tính đến cuối năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh có 481 trường học các cấp, trong đó có 133 trường học dạy chữ Khmer với 42.204 học sinh; 10 trường phổ thông dân tộc nội trú với hơn 3.000 học sinh dân tộc vào học/năm. Hằng năm, các em học sinh là người Khmer được hỗ trợ sách giáo khoa, vở, bút viết, tổng kinh phí lên đến hàng tỷ đồng.
Khẳng định vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam trong hành trình đấu tranh vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Nhờ sức đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng phải đoàn kết hơn nữa...”
Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của mỗi tộc người. Nhưng trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đã quên tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số là việc quan trọng, góp phần gìn giữ gìn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm, bảo tồn tiếng nói, chữ viết, bản sắc của cộng đồng các dân tộc, trong đó có dân tộc Khmer; qua đó giúp dân tộc Khmer bảo tồn và phát huy được nền văn hóa lâu đời, có đầy đủ chữ viết, tiếng nói, có nét đặc trưng riêng cho nền văn hóa vùng Nam Bộ. Đó là phát biểu của đồng chí Thạch Thal, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng tại " Lễ tổng kết các lớp bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2017" do Hội khuyến học tỉnh Sóc Trăng tổ chức vào ngày 9/12.
Trong những năm qua, với sự cố gắng và nỗ lực của các cấp, các ngành, của đội ngũ trí thức, giáo viên tham gia giảng dạy tiếng Chăm, nên việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết Chăm của tỉnh Bình Thuận đã đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng học tập chương trình phổ thông cho học sinh dân tộc Chăm.