Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Tất cả đã sẵn sàng cho ngày bầu cử 22/5

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Tất cả đã sẵn sàng cho ngày bầu cử 22/5

* Phóng viên: Trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, đồng chí có thể cho biết tiến độ và khối lượng công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử tính đến thời điểm này? 

* Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, để tiến tới bầu cử là quá trình rất dài. Nhìn lại quá trình vừa qua một cách tổng quát, tất cả những nội dung công việc thực hiện theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Kế hoạch bầu cử do Hội đồng bầu cử quốc gia thông qua, cơ bản đã hoàn thành đúng tiến độ với 9 công việc lớn đã được triển khai. 

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: TTXVN
​Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: TTXVN

Đầu tiên là việc hình thành Hội đồng bầu cử quốc gia, các tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia nhằm hướng dẫn triển khai công tác bầu cử trong toàn quốc, cũng như giải đáp những thắc mắc của địa phương. Thứ hai, việc bảo đảm kinh phí cho công tác bầu cử đã được quyết định, cấp kinh phí của Trung ương cho các địa phương phục vụ công tác bầu cử. Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam đã tiến hành 3 vòng hiệp thương để xác định cơ cấu các đại biểu Quốc hội cần bầu, sau đó xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đáp ứng tiêu chuẩn để công bố danh sách, để trên cơ sở đó các địa phương tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri. Công việc tiếp theo đã hoàn thành là xác định các đơn vị bầu cử ở các địa phương, số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bầu ở mỗi đơn vị bầu cử; hình thành các ban, tổ bầu cử ở các địa phương, niêm yết danh sách các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức cho các ứng cử viên tiếp xúc với cử tri ở tất cả tỉnh, thành phố trong cả nước với tinh thần tất cả các ứng cử viên gặp đại diện cử tri của tất cả các phường, xã, tại khu vực bầu cử của mình. 

Bên cạnh đó, các đợt giám sát của Hội đồng bầu cử quốc gia và MTTQ Việt Nam tại 63 tỉnh, thành phố đã được thực hiện nhằm đánh giá tiến độ triển khai thực hiện công tác bầu cử trong các giai đoạn. Việc tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu của đợt bầu cử và trách nhiệm của công dân đối với việc tham gia công tác bầu cử đã được triển khai tích cực. Chính quyền địa phương và các đoàn thể phối hợp bảo đảm trật tự trị an trước và trong ngày bầu cử. Cuối cùng là tiếp nhận những kiến nghị, khiếu nại tố cáo của nhân dân liên quan đến các ứng cử viên và quá trình vận động liên quan đến bầu cử. Như vậy, 9 công việc lớn đã triển khai xong trong thời gian qua. Còn ít ngày nữa là đến ngày bầu cử, các địa phương đang rà soát lại việc chuẩn bị; tất cả đã sẵn sàng cho ngày bầu cử 22/5. 

* Phóng viên: Sau 3 vòng hiệp thương bầu cử, những vấn đề nổi lên đã được Hội đồng bầu cử quốc gia quan tâm, xử lý như thế nào, thưa đồng chí? 

* Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Sau vòng hiệp thương thứ ba, Hội đồng bầu cử quốc gia đã thống nhất được danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau đó công bố danh sách này. Bước tiếp theo là chuẩn bị cho các ứng cử viên tiếp xúc cử tri. Việc này hết sức quan trọng, quyết định chất lượng bầu cử. Vừa qua, Hội đồng bầu cử quốc gia, MTTQ Việt Nam đã có hướng dẫn các cơ sở triển khai công việc này, đến nay cơ bản đã kết thúc, các ứng cử viên đã hoàn thành việc tiếp xúc cử tri tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Việc thứ hai là Hội đồng bầu cử quốc gia đã kiểm tra lại việc niêm yết danh sách các cử tri vì các cử tri có thể chọn nơi bầu khác nhau, giúp cử tri là khách du lịch hoặc kiều bào về nước, nếu đúng vào ngày bầu cử có thể nắm được thông tin để chọn nơi tham gia bầu cử. Do điều kiện công tác của các chiến sĩ nơi hải đảo, một số cơ quan đặc biệt phải bầu cử sớm. Thời gian qua, sau hiệp thương lần thứ 3, theo đề nghị của một số địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia đã quyết định chấp thuận bầu cử sớm. Đồng thời, công tác truyền thông để bảo đảm nhân dân tham gia cao nhất cho đợt bầu cử tới đang được tăng cường thực hiện. 

* Phóng viên: Xin đồng chí cho biết MTTQ Việt Nam đã phát huy vai trò như thế nào trong quá trình tổ chức các hội nghị gặp gỡ tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội?

* Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Theo luật định, chỉ đạo hoạt động bầu cử là Hội đồng bầu cử quốc gia; ở các địa phương là các Ủy ban bầu cử. Trong đó, MTTQ Việt Nam được giao nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức 3 hội nghị hiệp thương; chủ trì các cuộc tiếp xúc của ứng cử viên với cử tri. MTTQ các cấp thấy rõ trách nhiệm của mình, vì vậy thời gian qua đã rất nỗ lực tham gia thực hiện chỉ đạo của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố. Trong vòng 2 tuần, MTTQ 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho các ứng cử viên tiếp xúc cử tri với tinh thần đảm bảo công khai, dân chủ, bình đẳng giữa các ứng cử viên; thảo luận kỹ với Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử địa phương để có đại diện của tất cả các phường, xã được tiếp xúc với ứng cử viên, bởi yêu cầu tiếp xúc đầy đủ, rộng rãi với cử tri của các ứng cử viên là hết sức quan trọng. Mỗi ứng cử viên được quyền trình bày chương trình hành động của mình với thời gian công bằng và được quyền phát biểu ý kiến khi người dân hỏi; trình bày chương trình hành động của mình trên đài truyền hình, đài tiếng nói các địa phương, bảo đảm thời gian, dung lượng như nhau. 

Trong khi tiếp xúc cử tri, nếu có cử tri kiến nghị vấn đề liên quan đến trách nhiệm đại biểu Quốc hội và Quốc hội khóa tới, MTTQ Việt Nam phải tập hợp đầy đủ những ý kiến này để phản ánh đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để sau khi có Quốc hội mới sẽ tiếp tục xử lý những kiến nghị của cử tri. Qua thực tiễn cho thấy hoạt động giám sát này đã được tiến hành tốt; qua việc điều hành các buổi tiếp xúc cử tri, MTTQ Việt Nam đã rút ra các kinh nghiệm, để khi hướng dẫn bầu cử sẽ hướng dẫn chi tiết hơn nữa để điều hành thống nhất trong cả nước, bảo đảm dân chủ, khoa học. 

* Phóng viên: Theo đồng chí, việc giám sát quá trình bầu cử như kiểm phiếu cần phải như thế nào để bảo đảm khách quan, trung thực? 

* Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định công đoạn kiểm phiếu cũng có thể được giám sát. Ngoài việc giám sát của các tổ chức liên quan đến bầu cử (MTTQ, các tổ chức thành viên), cá nhân người ứng cử, thân nhân của họ, cơ quan giới thiệu người ứng cử và phóng viên báo chí cũng có thể giám sát việc kiểm phiếu. Kiểm phiếu là quá trình rất nhạy cảm, vì vậy MTTQ Việt Nam đã kiến nghị với Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn chi tiết và trong thời gian ngắn nhất 1-2 ngày tới, Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ có hướng dẫn chi tiết về nội dung này. Nói một cách khái quát, nhằm bảo đảm đúng các đối tượng có thẩm quyền giám sát, nếu là người đại diện cho ứng cử viên phải có văn bản của ứng cử viên ủy quyền cho giám sát; nếu là cơ quan giới thiệu ứng cử viên phải có giấy ủy quyền; nếu là phóng viên báo chí cần có giấy xác nhận. Đồng thời theo quy định, trong quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu, nếu phát hiện có sai phạm sẽ được lập biên bản tại chỗ. Đây là nội dung mới chắc chắn sẽ góp phần bảo đảm dân chủ, khách quan theo đúng pháp luật của lần bầu cử này. 

* Phóng viên: Một trong những việc cử tri quan tâm nhất là làm sao giám sát lời hứa của các ứng cử viên sau khi trúng cử. MTTQ Việt Nam có vai trò gì trong việc cùng cử tri giám sát việc thực hiện lời hứa của các ứng cử viên, thưa đồng chí? 

* Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Trong quá trình tiếp xúc và vận động bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, theo quy định của luật, các ứng cử viên phải thể hiện trách nhiệm của mình sau khi trúng cử. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, các ứng cử viên trình bày chương trình hành động, trong đó có nhiều nội dung là lời hứa. Đã hứa với dân là dân nhớ. Chương trình hành động của các ứng cử viên không những được phát biểu ở từng quận, huyện, xã, phường, mà còn được truyền hình, phát thanh, vì vậy tất cả các cử tri đều biết ứng cử viên đó hứa điều gì. Những lời hứa phản ánh quyết tâm cụ thể của các ứng cử viên ở thời điểm họ ra ứng cử, thông thường là không nhiều. MTTQ Việt Nam và người dân trong quá trình tổ chức việc tiếp xúc đều ghi nhận các lời hứa đó. Quan trọng hơn là sau khi được bầu, mỗi lần tiếp xúc sau đó, các đại biểu cần liên hệ, báo cáo với người dân về việc thực hiện lời hứa, đặc biệt với điều kiện mới phát sinh, các đại biểu cần nhận nhiệm vụ mới chứ không phải chỉ làm theo lời hứa lúc đó. Lần này, MTTQ Việt Nam và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xác định yêu cầu trong thời gian sau bầu cử sẽ tiến hành hoạt động giám sát lời hứa một cách hệ thống hơn, tốt hơn. 

* Phóng viên: Thời gian qua, ở một số nơi có thành phần kích động, xúi giục người dân nhằm gây áp lực cho ngày bầu cử sắp tới. Đồng chí có suy nghĩ gì và có nhắn gửi gì tới cử tri?

* Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Trong cuộc sống, ai cũng quan tâm đến gia đình, quê hương, đất nước mình. Nếu có sự kiện ảnh hưởng đến đời sống của dân mà không bức xúc thì không được. Việc lo lắng cho nhân dân ở những nơi bị khó khăn là điều hết sức chính đáng. Tuy nhiên, bầu cử 5 năm mới diễn ra 1 lần, chính là thể hiện quyền công dân được bầu chọn người thay mặt mình tham gia vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất - Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. Có thể mỗi người có tình cảm khác nhau, cũng có người nói quan điểm đó theo cách riêng làm người dân bức xúc nhưng không nên vì bức xúc về một việc trong thời điểm hiện nay mà từ bỏ quyền và trách nhiệm rất thiêng liêng của mình là bầu chọn lãnh đạo của đất nước trong 5 năm tới.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền các cấp, trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn cố gắng để bảo đảm cuộc sống của bà con ngư dân tốt hơn trong điều kiện hiện nay. Ngư dân khó khăn không bao giờ đơn độc. Vừa qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai ký kết chương trình phối hợp, hỗ trợ các ngư dân gặp khó khăn. Nhà nước đã có chương trình hỗ trợ 10% hộ dân khó khăn nhất; hỗ trợ bảo hiểm y tế, không để trẻ em bỏ học. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang bàn bạc và dự kiến ngày 19/5 sẽ ký kết chương trình phối hợp để hỗ trợ khoảng 10% số hộ dân của Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên bị hạn hán có điều kiện, phương tiện để trữ nước, lọc nước sinh hoạt khi cần thiết. Đặc biệt, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ phát động hình thành 10 trạm lọc nước thí điểm lọc nước lợ thành nước sinh hoạt với công suất 2000 lít/ngày. Đây là một vài ví dụ để thấy rằng đồng bào bị hạn hán và ngư dân gặp khó khăn không đơn độc. Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã vào cuộc. Người dân không nên vì khó khăn ngắn hạn bỏ đi quyền công dân, quyết định chọn ai lãnh đạo địa phương và đất nước trong 5 năm tới. Người dân vì tương lai của chính mình hãy đi bầu cử.

* Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí

 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên

Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, sáng 9/4 tại Thủ đô Tokyo, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cùng một số sở ngành Thành phố, đã làm việc với Công ty Nippon Koei, đơn vị tư vấn về công tác triển khai thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên (metro số 1).
Phản ứng của Liên hợp quốc và các nước trước việc Mỹ không kích quân đội Syria

Phản ứng của Liên hợp quốc và các nước trước việc Mỹ không kích quân đội Syria

Ngày 7/4, tại New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp khẩn về tình hình Syria sau khi Mỹ bắn hàng chục quả tên lửa nhằm vào một sân bay của không quân Chính phủ quốc gia Trung Đông khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng.
50 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác giữa 2 tổ chức mặt trận

50 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác giữa 2 tổ chức mặt trận

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, nhằm tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa 2 tổ chức Mặt trận của Việt Nam và Campuchia, hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, ngày 4/4, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Trương Thị Ngọc Ánh đã có chuyến thăm và làm việc với Quyền Tổng thư ký Hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết, Phát triển Tổ quốc Campuchia Nhem Valy (Nhem Va-ly).
Campuchia: Đảng đối lập CNRP giữ nguyên Ban lãnh đạo mới

Campuchia: Đảng đối lập CNRP giữ nguyên Ban lãnh đạo mới

Ngày 02/4/2017, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cứu nguy dân tộc (CNRP) đối lập tại Campuchia đã quyết định giữ nguyên Ban lãnh đạo mới của đảng, nhưng rút một khẩu hiệu trong chính sách tranh cử của đảng này đối với cuộc bầu cử Hội đồng xã phường vào tháng 6 tới.
Campuchia tổ chức lễ hội ẩm thực ASEAN 2017

Campuchia tổ chức lễ hội ẩm thực ASEAN 2017

Chiều ngày 1/4/2017, tại sân vận động Olympic ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp, lưu học sinh Việt Nam ở đất nước Chùa Tháp tham dự Lễ hội ẩm thực ASEAN 2017.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius

Chiều 31/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius (Tét O-xi-ớt) đến chào và trao đổi về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có việc hợp tác tổ chức năm APEC 2017 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các tỷ phú, doanh nhân quốc tế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các tỷ phú, doanh nhân quốc tế

Tối 30/ 3, trong không gian cổ kính gần 1000 năm tuổi của Văn Miếu Quốc Tử giám, nơi được coi là chứng tích về Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, trên 40 doanh nhân, trong đó có nhiều tỷ phú đến từ nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã tham dự sự kiện với tên gọi “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn 2017”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bất ngờ xuất hiện tại sự kiện đặc biệt này để chào mừng và nói chuyện với những vị khách quốc tế, những doanh nhân có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao

Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao

Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 30/3, tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm.
Tòa sơ thẩm Phnom Penh (Campuchia) phạt tù cựu Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy

Tòa sơ thẩm Phnom Penh (Campuchia) phạt tù cựu Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 30/3, Tòa Sơ thẩm Phnom Penh đã ra phán quyết tuyên phạt ông Sam Rainsy (Som Rên-xi), cựu Chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) đối lập, 1 năm 8 tháng tù giam, phạt tiền 10 triệu Riel (tương đương 2.500 USD) và bồi thường thiệt hại về tinh thần 100 Riel (0,025 USD) cho Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen (Xăm-đéc Hun Xen) do liên quan đến cáo buộc Thủ tướng Hun Sen và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đứng đằng sau vụ sát hại nhà phân tích chính trị nổi tiếng tại Campuchia Kem Ley (Kem Li).
Nga để ngỏ khả năng làm mới quan hệ hợp tác với Mỹ trong vấn đề Syria

Nga để ngỏ khả năng làm mới quan hệ hợp tác với Mỹ trong vấn đề Syria

Vẫn còn khả năng làm mới sự hợp tác Nga - Mỹ trong tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Nhận định này được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 29/3 khi trả lời phỏng vấn tạp chí The National Interest của Mỹ. Ngoại trưởng Lavrov đánh giá tích cực việc Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chống khủng bố là mục tiêu quốc tế số một của Washington và khẳng định Moskva hoàn toàn chia sẻ cách tiếp cận này.
Bộ Nội vụ Campuchia và đảng đối lập chưa tìm được tiếng nói chung

Bộ Nội vụ Campuchia và đảng đối lập chưa tìm được tiếng nói chung

Chiều 29/3, tại trụ sở Bộ Nội vụ Campuchia, đại diện Bộ Nội vụ và đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) đối lập vẫn chưa tìm được tiếng nói chung sau khi Bộ Nội vụ tuyên bố không công nhận kết quả bầu ban lãnh đạo mới của CNRP tại đại hội bất thường vừa qua, cũng như yêu cầu đảng rút khẩu hiệu “Đổi xã trưởng phục vụ đảng bằng xã trưởng phục vụ dân” trong chính sách 5 điểm vận động bầu cử hội đồng xã, phường vào tháng 6 tới.
Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Viêng Chăn nỗ lực hiện thực hóa các thỏa thuận hợp tác

Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Viêng Chăn nỗ lực hiện thực hóa các thỏa thuận hợp tác

Ngày 29/3/2017, ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã hội đàm với ông Sinlavong Khoutphaythoune (Sin La Vông Khút Phay Thun), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Đô trưởng Vientiane (Viêng Chăn), dẫn đầu đoàn đại biểu Thủ đô Viêng Chăn đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức hội nghị đại biểu công chức, viên chức và thi đua khen thưởng năm 2016

Thông tấn xã Việt Nam tổ chức hội nghị đại biểu công chức, viên chức và thi đua khen thưởng năm 2016

Ngày 28/3/2017, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5, Lý Thường Kiệt, Hà Nội), Thông tấn xã Việt Nam tổ chức hội nghị đại biểu công chức, viên chức và tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2016 phát động thi đua 2017. Đến dự có đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc TTXVN, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hồng, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam. 
Nga có thể sử dụng căn cứ quân sự của Iran

Nga có thể sử dụng căn cứ quân sự của Iran

Phát biểu với hãng tin Reuters của Anh ngày 28/3, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết Nga có thể sử dụng các căn cứ quân sự của Iran cho cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Ông Mohammad Javad Zarif tiết lộ rằng Tổng thống Nga và Tổng thống Iran sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực, trong đó có Syria, tại cuộc hội đàm diễn ra ở Điện Kremlin (Nga) vào tối 28/3.
Nga lên án các cuộc biểu tình trái phép ở thủ đô Moskva

Nga lên án các cuộc biểu tình trái phép ở thủ đô Moskva

Người phát ngôn Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov ngày 27/3 tuyên bố Nga không cần thiết phải đáp lại lời kêu gọi của Hội đồng châu Âu và Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình trái phép tại Moskva hôm 26/3 vừa qua.