Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh khóa XIV đã tổ chức 3 đợt tiếp xúc cử tri, với 78 cuộc tiếp xúc, có trên 15.713 cử tri tham dự, 835 lượt ý kiến phát biểu. Qua đó, Đoàn đã tổng hợp 246 ý kiến cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; 417 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các ngành, các cấp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố cũng đã tập hợp 57 văn bản trả lời của các bộ, ngành Trung ương; sở, ngành Thành phố gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các quận, huyện để thông báo trực tiếp đến cử tri. Bên cạnh hoạt động tiếp xúc cử tri theo quy định, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 2 cuộc tiếp xúc với cử tri là doanh nghiệp, doanh nhân thành phố và cử tri là cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn Thành phố.
Về công tác tiếp công dân, đôn đốc việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố duy trì lịch tiếp công dân thường xuyên, đã tổ chức 18 buổi đại biểu Quốc hội tiếp công dân, với 95 lượt công dân; tiếp nhận 494 đơn thư từ các nguồn, bao gồm: 424 đơn qua đường bưu điện; 70 đơn trong các buổi tiếp công dân. Đến nay, đã xử lý 469 đơn, trong đó có 274 phiếu chuyển, 34 văn bản đôn đốc, 35 văn bản hướng dẫn, 2 văn bản trả lời, bố trí đại biểu Quốc hội tiếp 28 trường hợp, lưu theo dõi 96 đơn thư. Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đã nhận được 151 văn bản phúc đáp của các cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đã tổ chức 13 cuộc hội thảo, trong đó 4 hội thảo góp ý cho các dự án luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, 9 hội thảo góp ý cho các dự án luật, ghi nhận 725 kiến nghị và đã tổng hợp gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố và các đại biểu Quốc hội thành phố đã tích cực tham gia các Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội làm việc tại Thành phố.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Thành phố và nội dung chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, trước kỳ họp, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đã tổ chức làm việc với các cơ quan hữu quan trên địa bàn thành phố để khảo sát về các nội dung: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tình hình hoạt động ngân hàng, hoạt động của Tổng Công ty Điện lực Thành phố, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm đến tháng 9/2017.
Về chương trình công tác năm 2017, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đã lên kế hoạch tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho các dự án luật sẽ thông qua và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thứ 4; tổ chức 4 nội dung khảo sát để nắm tình hình thực tiễn thi hành các luật Quốc hội sẽ cho ý kiến sửa đổi, bổ sung lần đầu tại kỳ họp thứ 3 và kỳ họp thứ 4; tham gia các Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố.
Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Thường trực Đoàn tổ chức làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố với Ủy ban nhân dân Thành phố và các sở, ngành về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn Thành phố; các tổ đại biểu Quốc hội tổ chức làm việc với chính quyền địa phương về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa bàn ứng cử. Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố có kế hoạch phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các quận, huyện tổ chức 4 đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 3 và thứ 4, Quốc hội khóa XIV, tăng cường các cuộc tiếp xúc cử tri tại phường, xã, địa bàn dân cư.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu Quốc hội khóa XIV, khóa XIII, đại biểu Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phát biểu ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động tại Quốc hội; về công tác tiếp xúc cử tri, tiếp dân, giải quyết các kiến nghị của người dân đối với những vấn đề gây bức xúc trong dư luận; đẩy mạnh hoạt động giám sát; cơ chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Một số ý kiến cho rằng, thời gian tới đại biểu Quốc hội cần tăng cường tiếp xúc cử tri ở trong và ngoài địa bàn ứng cử, tiếp xúc chuyên đề theo giới, theo ngành.
Góp ý về chương trình hoạt động năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đại biểu Quốc hội thuộc Tổ đại biểu Quốc hội khóa XIV, Đơn vị 1 - Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cử tri và nhân dân cả nước kỳ vọng nhiều, trông đợi vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động về xây dựng luật, giám sát, giải quyết vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Chính vì vậy, từ thực tiễn năng động, sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu Quốc hội cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng tham gia xây dựng các dự án luật, đặc biệt là các dự án luật liên quan đến hoàn thiện bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng - an ninh, quyền con người... Cùng với đó, cần tiếp tục đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Thành phố Hồ Chí Minh để có thể đạt được bước phát triển đột phá trong tương lai. Muốn như vậy phải nâng cao chất lượng giám sát, kết hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành để chọn lựa vấn đề mang tính đột phá, liên quan đến sự phát triển của Thành phố.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các đại biểu Quốc hội Thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng dân nguyện, trách nhiệm giúp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân dựa trên cơ sở luật khiếu nại, tố cáo, luật tiếp dân. “Thực tế cho thấy, có không ít vấn đề được nhân dân phản ánh, khiếu nại nhưng bị để quá lâu không giải quyết dứt điểm, đại biểu Quốc hội cũng cảm thấy ngượng trước dân khi chưa có câu trả lời”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tiếp xúc cử tri, duy trì mối liên hệ thường xuyên với cử tri để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, không để những kiến nghị, bức xúc của cử tri và nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội. Phải làm sao luôn bảo đảm lòng dân yên.
Phát biểu ý kiến kết luận tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố nỗ lực phấn đấu ngay từ đầu năm, đóng góp công sức trí tuệ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Vì vậy, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố cần tiếp tục đổi mới phương thức, quy trình tổ chức đóng góp ý kiến xây dựng luật ở địa phương, tổng hợp được nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các giới nhân dân, phản ánh được thực tiễn sinh động của Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hoạt động giám sát, lựa chọn những vấn đề giám sát thiết thực và có các kiến nghị cụ thể trong quá trình giám sát; chú trọng tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Trong việc tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố cần tăng cường các hoạt động khảo sát chuyên đề về các vấn đề kinh tế - xã hội và ngân sách để nắm thực trạng, có thông tin thiết thực, từ thực tiễn của Thành phố, cần quan tâm xây dựng cơ chế thu hút chuyên gia, nhà khoa học tư vấn cho đại biểu Quốc hội để việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước đạt hiệu quả cao.
Về nâng cao trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đề nghị các đại biểu Quốc hội không chỉ đóng góp có hiệu quả cho những quyết sách lớn của đất nước tại Quốc hội, mà còn có những đóng góp, góp ý thẳng thắn cho các cấp chính quyền Thành phố trong quản lý, điều hành, xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình./.
Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố cũng đã tập hợp 57 văn bản trả lời của các bộ, ngành Trung ương; sở, ngành Thành phố gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các quận, huyện để thông báo trực tiếp đến cử tri. Bên cạnh hoạt động tiếp xúc cử tri theo quy định, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 2 cuộc tiếp xúc với cử tri là doanh nghiệp, doanh nhân thành phố và cử tri là cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn Thành phố.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN |
Về công tác tiếp công dân, đôn đốc việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố duy trì lịch tiếp công dân thường xuyên, đã tổ chức 18 buổi đại biểu Quốc hội tiếp công dân, với 95 lượt công dân; tiếp nhận 494 đơn thư từ các nguồn, bao gồm: 424 đơn qua đường bưu điện; 70 đơn trong các buổi tiếp công dân. Đến nay, đã xử lý 469 đơn, trong đó có 274 phiếu chuyển, 34 văn bản đôn đốc, 35 văn bản hướng dẫn, 2 văn bản trả lời, bố trí đại biểu Quốc hội tiếp 28 trường hợp, lưu theo dõi 96 đơn thư. Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đã nhận được 151 văn bản phúc đáp của các cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đã tổ chức 13 cuộc hội thảo, trong đó 4 hội thảo góp ý cho các dự án luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, 9 hội thảo góp ý cho các dự án luật, ghi nhận 725 kiến nghị và đã tổng hợp gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố và các đại biểu Quốc hội thành phố đã tích cực tham gia các Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội làm việc tại Thành phố.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Thành phố và nội dung chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, trước kỳ họp, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đã tổ chức làm việc với các cơ quan hữu quan trên địa bàn thành phố để khảo sát về các nội dung: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tình hình hoạt động ngân hàng, hoạt động của Tổng Công ty Điện lực Thành phố, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm đến tháng 9/2017.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN |
Về chương trình công tác năm 2017, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đã lên kế hoạch tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho các dự án luật sẽ thông qua và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thứ 4; tổ chức 4 nội dung khảo sát để nắm tình hình thực tiễn thi hành các luật Quốc hội sẽ cho ý kiến sửa đổi, bổ sung lần đầu tại kỳ họp thứ 3 và kỳ họp thứ 4; tham gia các Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố.
Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Thường trực Đoàn tổ chức làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố với Ủy ban nhân dân Thành phố và các sở, ngành về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn Thành phố; các tổ đại biểu Quốc hội tổ chức làm việc với chính quyền địa phương về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa bàn ứng cử. Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố có kế hoạch phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các quận, huyện tổ chức 4 đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 3 và thứ 4, Quốc hội khóa XIV, tăng cường các cuộc tiếp xúc cử tri tại phường, xã, địa bàn dân cư.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu Quốc hội khóa XIV, khóa XIII, đại biểu Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phát biểu ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động tại Quốc hội; về công tác tiếp xúc cử tri, tiếp dân, giải quyết các kiến nghị của người dân đối với những vấn đề gây bức xúc trong dư luận; đẩy mạnh hoạt động giám sát; cơ chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Một số ý kiến cho rằng, thời gian tới đại biểu Quốc hội cần tăng cường tiếp xúc cử tri ở trong và ngoài địa bàn ứng cử, tiếp xúc chuyên đề theo giới, theo ngành.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN |
Góp ý về chương trình hoạt động năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đại biểu Quốc hội thuộc Tổ đại biểu Quốc hội khóa XIV, Đơn vị 1 - Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cử tri và nhân dân cả nước kỳ vọng nhiều, trông đợi vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động về xây dựng luật, giám sát, giải quyết vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Chính vì vậy, từ thực tiễn năng động, sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu Quốc hội cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng tham gia xây dựng các dự án luật, đặc biệt là các dự án luật liên quan đến hoàn thiện bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng - an ninh, quyền con người... Cùng với đó, cần tiếp tục đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Thành phố Hồ Chí Minh để có thể đạt được bước phát triển đột phá trong tương lai. Muốn như vậy phải nâng cao chất lượng giám sát, kết hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành để chọn lựa vấn đề mang tính đột phá, liên quan đến sự phát triển của Thành phố.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các đại biểu Quốc hội Thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng dân nguyện, trách nhiệm giúp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân dựa trên cơ sở luật khiếu nại, tố cáo, luật tiếp dân. “Thực tế cho thấy, có không ít vấn đề được nhân dân phản ánh, khiếu nại nhưng bị để quá lâu không giải quyết dứt điểm, đại biểu Quốc hội cũng cảm thấy ngượng trước dân khi chưa có câu trả lời”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tiếp xúc cử tri, duy trì mối liên hệ thường xuyên với cử tri để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, không để những kiến nghị, bức xúc của cử tri và nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội. Phải làm sao luôn bảo đảm lòng dân yên.
Phát biểu ý kiến kết luận tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố nỗ lực phấn đấu ngay từ đầu năm, đóng góp công sức trí tuệ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Vì vậy, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố cần tiếp tục đổi mới phương thức, quy trình tổ chức đóng góp ý kiến xây dựng luật ở địa phương, tổng hợp được nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các giới nhân dân, phản ánh được thực tiễn sinh động của Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hoạt động giám sát, lựa chọn những vấn đề giám sát thiết thực và có các kiến nghị cụ thể trong quá trình giám sát; chú trọng tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Trong việc tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố cần tăng cường các hoạt động khảo sát chuyên đề về các vấn đề kinh tế - xã hội và ngân sách để nắm thực trạng, có thông tin thiết thực, từ thực tiễn của Thành phố, cần quan tâm xây dựng cơ chế thu hút chuyên gia, nhà khoa học tư vấn cho đại biểu Quốc hội để việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước đạt hiệu quả cao.
Về nâng cao trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đề nghị các đại biểu Quốc hội không chỉ đóng góp có hiệu quả cho những quyết sách lớn của đất nước tại Quốc hội, mà còn có những đóng góp, góp ý thẳng thắn cho các cấp chính quyền Thành phố trong quản lý, điều hành, xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình./.