Lợi ích từ chính sách visa thông thoáng
Thông tin chính thức từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Tính đến ngày 30/5, sau gần 4 tháng triển khai cấp thị thực điện tử, đã có gần 206.000 lượt người truy cập vào trang thông tin điện tử: https://www.xuatnhapcanh.gov.vn hoặc https://www.immigration.gov.vn.
Trong đó hơn 22.000 người nước ngoài đề nghị cấp visa điện tử gồm các quốc tịch Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ba Lan, Séc, Đức, Ireland, Slovakia, Nhật Bản, Thụy Điển, Trung Quốc (đối với số người không sử dụng hộ chiếu phổ thông điện tử)…
Việt Nam đã duyệt cấp visa điện tử cho gần 21.000 trường hợp, trong đó có hơn 12.000 trường hợp đã nhập cảnh Việt Nam. Công tác kiểm tra, kiểm soát người nước ngoài bằng thị thực điện tử tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ đều bảo đảm an ninh an toàn đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách…
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho hay: Việc triển khai cấp visa điện tử hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân 40 quốc gia xin visa vào Việt Nam. Đối với các quốc gia phát triển du lịch, chính sách miễn thị thực luôn là vũ khí cạnh tranh để thu hút khách.
Chính sách miễn thị thực (visa) có thời hạn cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy) thời gian qua đã có tác động tích cực và lợi ích rõ ràng trong việc thu hút khách du lịch từ những thị trường này đến Việt Nam. Ông Vũ Thế Bình khẳng định: Nhờ chính sách miễn visa, lượng khách du lịch châu Âu tới Việt Nam tăng trưởng khá nhanh, nhất là các thị trường được miễn thị thực nhập cảnh từ tháng 7/2015.
Theo thống kê, tổng số lượt khách từ 5 quốc gia này tăng trung bình 15,4% trong vòng 12 tháng kể từ khi chính sách miễn thị thực được ban hành. Trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng lượng khách từ 5 nước Tây Âu đạt gần 333.000 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức tăng cao đối với thị trường xa, có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày.
Trong đó, thị trường khách tăng nhiều nhất là Tây Ban Nha tăng 32% , tiếp đó là Đức 18%, Italy tăng 16%, khách đến từ Pháp và Anh đều tăng tăng 13% . Mặt khác, mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đến từ các thị trường này thường cao hơn nhiều so với khách du lịch trong khu vực đi các chuyến ngắn ngày. Chi tiêu của khách Tây Âu ước tính khoảng 1.316 USD/khách (gấp đôi chi tiêu trực tiếp và gián tiếp của khách du lịch đến từ các thị trường gần)...
Ngày 30/6/2017 là hết thời hạn miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu. Do đó, ngay tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 3/6, Chính phủ đã quyết định tiếp tục miễn visa cho công dân 5 nước Tây Âu nêu trên để thu hút khách từ các thị trường này.
Xu hướng chung toàn cầu
Đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh đang là xu hướng chung trên thế giới. Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), tỷ lệ du khách cần thị thực nhập cảnh vào điểm đến quy mô toàn thế giới giảm từ 77% năm 2008 xuống còn 58% năm 2016 (năm 2015 là 61%). Trong 2 năm qua, khoảng 85% các nước đã áp dụng các biện pháp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh.
Có ý kiến cho rằng, việc miễn phí visa khiến ngân sách bị giảm thu đáng kể. Về vấn đề này, ông Vũ Thế Bình cho biết: Trong năm đầu (2015) kể từ khi miễn thị thực cho khách 5 nước Tây Âu, Việt Nam đón 720.000 lượt khách từ các thị trường này, tăng thêm 96.000 lượt so với cùng kỳ năm 2014. Tổng thu từ lượng khách này là 126 triệu USD so với khoản thâm hụt từ phí thị thực ước tính khoảng 21,6 triệu USD (mức phí trung bình 30 USD/người).
Tương tự như vậy, năm 2016 lượng khách từ 5 nước Tây Âu tăng thêm 58.000 lượt và doanh thu tăng thêm 76 triệu USD so với khoản phí thị thực giảm 2,3 triệu USD . Khi khách tăng, doanh thu tăng thì các dịch vụ liên quan tới du lịch cũng nhờ thế mà có cơ hội phát triển hơn.
Đáng lưu ý, theo Chỉ số hạn chế nhập cảnh toàn cầu năm 2017, các nước Đức, Anh, Pháp, Italy , Tây Ban Nha thuộc nhóm 10 nước hàng đầu thế giới có công dân được miễn thị thực nhập cảnh. Công dân Đức được 157 quốc gia và vùng lãnh thổ chấp nhận nhập cảnh mà không cần xin visa. Pháp, Tây Ban Nha, Anh cũng được 155 nước, vùng lãnh thổ miễn visa cho công dân. Tiếp đó, công dân Italy có thể tới 154 quốc gia, vùng lãnh thổ không cần visa...
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho hay: Việt Nam nên kéo dài thời gian thực hiện lên 5 năm, thay vì quyết định theo từng năm như hiện tại. Hiệp hội cũng kiến nghị kéo dài thời gian miễn thị thực cho khách Tây Âu lên gấp đôi là 30 ngày (hiện nay là 15 ngày) vì đây là thị trường xa, lưu trú dài ngày và có mức chi tiêu cao. Mặt khác, thời hạn thực hiện 5 năm cũng thể hiện sự ổn định trong chính sách, giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng, quảng bá sản phẩm để chào bán cho khách.
Hiện nay, Việt Nam đang miễn thị thực cho công dân 22 nước. Trong khi đó, Malaysia miễn thị thực cho công dân 155 nước và vùng lãnh thổ; Singapore miễn thị thực cho công dân 158 nước và vùng lãnh thổ; Indonesia miễn thị thực cho công dân 169 nước và vùng lãnh thổ; Brunei miễn thị thực cho công dân 58 nước, vùng lãnh thổ. Các nước này cũng đều áp dụng chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu và thị thực điện tử.../.
Thông tin chính thức từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Tính đến ngày 30/5, sau gần 4 tháng triển khai cấp thị thực điện tử, đã có gần 206.000 lượt người truy cập vào trang thông tin điện tử: https://www.xuatnhapcanh.gov.vn hoặc https://www.immigration.gov.vn.
Trong đó hơn 22.000 người nước ngoài đề nghị cấp visa điện tử gồm các quốc tịch Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ba Lan, Séc, Đức, Ireland, Slovakia, Nhật Bản, Thụy Điển, Trung Quốc (đối với số người không sử dụng hộ chiếu phổ thông điện tử)…
Đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh đang là xu hướng chung trên thế giới. Ảnh minh họa: Internet. |
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho hay: Việc triển khai cấp visa điện tử hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân 40 quốc gia xin visa vào Việt Nam. Đối với các quốc gia phát triển du lịch, chính sách miễn thị thực luôn là vũ khí cạnh tranh để thu hút khách.
Chính sách miễn thị thực (visa) có thời hạn cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy) thời gian qua đã có tác động tích cực và lợi ích rõ ràng trong việc thu hút khách du lịch từ những thị trường này đến Việt Nam. Ông Vũ Thế Bình khẳng định: Nhờ chính sách miễn visa, lượng khách du lịch châu Âu tới Việt Nam tăng trưởng khá nhanh, nhất là các thị trường được miễn thị thực nhập cảnh từ tháng 7/2015.
Theo thống kê, tổng số lượt khách từ 5 quốc gia này tăng trung bình 15,4% trong vòng 12 tháng kể từ khi chính sách miễn thị thực được ban hành. Trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng lượng khách từ 5 nước Tây Âu đạt gần 333.000 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức tăng cao đối với thị trường xa, có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày.
Trong đó, thị trường khách tăng nhiều nhất là Tây Ban Nha tăng 32% , tiếp đó là Đức 18%, Italy tăng 16%, khách đến từ Pháp và Anh đều tăng tăng 13% . Mặt khác, mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đến từ các thị trường này thường cao hơn nhiều so với khách du lịch trong khu vực đi các chuyến ngắn ngày. Chi tiêu của khách Tây Âu ước tính khoảng 1.316 USD/khách (gấp đôi chi tiêu trực tiếp và gián tiếp của khách du lịch đến từ các thị trường gần)...
Ngày 30/6/2017 là hết thời hạn miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu. Do đó, ngay tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 3/6, Chính phủ đã quyết định tiếp tục miễn visa cho công dân 5 nước Tây Âu nêu trên để thu hút khách từ các thị trường này.
Xu hướng chung toàn cầu
Đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh đang là xu hướng chung trên thế giới. Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), tỷ lệ du khách cần thị thực nhập cảnh vào điểm đến quy mô toàn thế giới giảm từ 77% năm 2008 xuống còn 58% năm 2016 (năm 2015 là 61%). Trong 2 năm qua, khoảng 85% các nước đã áp dụng các biện pháp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh.
Có ý kiến cho rằng, việc miễn phí visa khiến ngân sách bị giảm thu đáng kể. Về vấn đề này, ông Vũ Thế Bình cho biết: Trong năm đầu (2015) kể từ khi miễn thị thực cho khách 5 nước Tây Âu, Việt Nam đón 720.000 lượt khách từ các thị trường này, tăng thêm 96.000 lượt so với cùng kỳ năm 2014. Tổng thu từ lượng khách này là 126 triệu USD so với khoản thâm hụt từ phí thị thực ước tính khoảng 21,6 triệu USD (mức phí trung bình 30 USD/người).
Tương tự như vậy, năm 2016 lượng khách từ 5 nước Tây Âu tăng thêm 58.000 lượt và doanh thu tăng thêm 76 triệu USD so với khoản phí thị thực giảm 2,3 triệu USD . Khi khách tăng, doanh thu tăng thì các dịch vụ liên quan tới du lịch cũng nhờ thế mà có cơ hội phát triển hơn.
Đáng lưu ý, theo Chỉ số hạn chế nhập cảnh toàn cầu năm 2017, các nước Đức, Anh, Pháp, Italy , Tây Ban Nha thuộc nhóm 10 nước hàng đầu thế giới có công dân được miễn thị thực nhập cảnh. Công dân Đức được 157 quốc gia và vùng lãnh thổ chấp nhận nhập cảnh mà không cần xin visa. Pháp, Tây Ban Nha, Anh cũng được 155 nước, vùng lãnh thổ miễn visa cho công dân. Tiếp đó, công dân Italy có thể tới 154 quốc gia, vùng lãnh thổ không cần visa...
Chính phủ quyết định tiếp tục miễn visa cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy) để thu hút khách từ các thị trường này. Ảnh minh họa: Internet. |
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho hay: Việt Nam nên kéo dài thời gian thực hiện lên 5 năm, thay vì quyết định theo từng năm như hiện tại. Hiệp hội cũng kiến nghị kéo dài thời gian miễn thị thực cho khách Tây Âu lên gấp đôi là 30 ngày (hiện nay là 15 ngày) vì đây là thị trường xa, lưu trú dài ngày và có mức chi tiêu cao. Mặt khác, thời hạn thực hiện 5 năm cũng thể hiện sự ổn định trong chính sách, giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng, quảng bá sản phẩm để chào bán cho khách.
Hiện nay, Việt Nam đang miễn thị thực cho công dân 22 nước. Trong khi đó, Malaysia miễn thị thực cho công dân 155 nước và vùng lãnh thổ; Singapore miễn thị thực cho công dân 158 nước và vùng lãnh thổ; Indonesia miễn thị thực cho công dân 169 nước và vùng lãnh thổ; Brunei miễn thị thực cho công dân 58 nước, vùng lãnh thổ. Các nước này cũng đều áp dụng chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu và thị thực điện tử.../.
Thanh Giang (TTXVN)