Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Đây là một trong những hoạt động nằm trong Kế hoạch hành động của các quốc gia thành viên ASEAN về an toàn vệ sinh lao động (ASEAN-OSHNET) giai đoạn 2016-2020 đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN năm 2016 và Kế hoạch năm 2017 của Dự án "An toàn và sức khỏe cho người lao động - An toàn và sức khỏe của Lao động trẻ" - GLO/14/12/USA. Hội thảo cũng là diễn đàn quan trọng, có ý nghĩa thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động lần đầu tiên được Chính phủ Việt Nam thực hiện.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp khẳng định: Phát huy những kết quả đã đạt được, tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động là một trong những ưu tiên trọng tâm của Việt Nam hiện nay và thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã có Luật an toàn vệ sinh lao động. Những kinh nghiệm trong việc triển khai hiệu quả Luật an toàn vệ sinh lao động; xây dựng chính sách về quỹ bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là những nhiệm vụ trước mắt của các cơ quan Chính phủ hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Lao đông –Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp phát biểu khai mạc tại hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Thứ trưởng Bộ Lao đông –Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp phát biểu khai mạc tại hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Lê Vân Trình, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động Việt Nam, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đã gây ra những tổn thất kinh tế đáng kể cho người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội. Việc lượng giá các chi phí gián tiếp khá khó khăn, các phương pháp sử dụng rất đa dạng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động quốc tế ước đoán rằng các chi phí của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nằm trong khoảng 3-5% tổng sản phẩn quốc nội (GDP). Trên thế giới đã có một số phương pháp để lượng hóa tính toán các chi phí do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gây ra. Tuy nhiên, vẫn chưa có những nghiên cứu, phương pháp cụ thể để đánh giá, lượng hóa để tính chi phí tổn thất kinh tế - xã hội do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ngài Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Hà Nội phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Ngài Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Hà Nội phát biểu tại hội thảo.
Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm ở cấp quốc gia, khu vực, quốc tế trong xây dựng chính sách, vận hành quỹ bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động trong khu vực phi kết cấu. Nhằm bảo đảm chính sách về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cho người lao động, nhất là ở khu vực nông thôn, một số ý kiến cho rằng, việc xây dựng chính sách, vận hành quỹ bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động cần được bảo đảm tính linh hoạt ở mức đóng, mức hưởng, thủ tục hành chính, trợ cấp, bồi thường... Mức hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách có thể tùy vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách của Nhà nước từng thời kỳ để điều chỉnh cho phù hợp. Việc triển khai quỹ cần có một lộ trình nhất định, khoanh vùng nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về công tác an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, đặc biệt là trong khu vực phi kết cấu...

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Hội thảo sẽ làm việc đến hết ngày 5/5.
Phúc Hằng

Có thể bạn quan tâm