Những hiệu ứng tích cực
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam Nguyễn Bá Ngãi cho biết: Ngày 14/1/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2008/NĐ-CP về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (Nghị định 05) nhằm mục đích thu hút, tiếp nhận các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong những nguồn tài chính quan trọng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Ngày 10/4/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38 thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Sau 2 năm thí điểm được đánh giá thành công, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 (Nghị định 99).
Hơn 8 năm hoạt động, gắn với 5 năm triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã đạt được nhiều kết quả, mang lại những hiệu ứng tích cực. Theo đó, Quỹ đã tham mưu cho Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, quản lý điều hành, hướng dẫn địa phương triển khai các chính sách. Đến nay, đã có 41 tỉnh, thành phố trên cả nước thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Hiện tại, các Quỹ đã ổn định về tổ chức và đang hoạt động hiệu quả.
Thành công bước đầu trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng đó là hàng năm, Quỹ đã huy động được nguồn lực hàng nghìn tỷ đồng từ xã hội để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tổng số tiền thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng toàn quốc tính đến ngày 30/12/2016 là 6.510,7 tỷ đồng. Trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm thu được bình quân 1.200 tỷ đồng. Số tiền này tương đương với 22% tổng đầu tư bình quân năm của toàn xã hội cho ngành Lâm nghiệp. Đây là nguồn tài chính ổn định, bền vững và có khả năng sẽ tiếp tục tăng cao do khai thác các dịch vụ môi trường rừng, góp phần làm giảm đầu tư ngân sách nhà nước cho ngành lâm nghiệp.
Trên cơ sở đó, ngày 2/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2016 (Nghị định 147) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99, đây là căn cứ quan trọng để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách trước đó. Đồng thời, việc tăng mức chi trả đối với các cơ sở thủy điện (từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh) và cơ sở sản xuất nước sạch (từ 40 đồng/m³ lên 52 đồng/m³), góp phần gia tăng nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng. Qua đó người dân, đặc biệt là những đồng bào dân tộc nghèo vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách bảo vệ và phát triển rừng.
Với Nghị định 147, người dân sẽ được hưởng số tiền dịch vụ môi trường rừng nhiều hơn, điều kiện cuộc sống đảm bảo hơn và khích lệ họ đóng góp công sức bảo vệ rừng. Nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng đã giúp cho các tổ chức quản lý bảo vệ 4,602 triệu ha rừng được hưởng dịch vụ môi trường rừng. Bên cạnh những nguồn thu chính từ thủy điện, nước sạch, du lịch, Quỹ cũng đang tiến hành thí điểm những nguồn thu dịch vụ môi trường rừng mới như từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sắp tới là dịch vụ hấp thụ lưu trữ các bon.
Từ những kết quả thí điểm quan trọng này, sắp tới Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam sẽ tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định áp dụng rộng rãi trên cả nước, góp phần đa dạng hóa nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng. Có thể nói, hoạt động cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng phù hợp với xu thế mới ở Việt Nam và xu thế chung của thế giới trong bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng vào việc quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên đất đai trong lâm nghiệp, phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Cùng với đó, góp phần cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm cho hàng triệu người trên địa bàn rừng núi, thực hiện thành công chính sách giảm nghèo, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Với số tiền dịch vụ môi trường rừng thu được, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã đôn đốc các địa phương tiến hành chi trả cho các chủ rừng với số tiền đến nay là 5.024 tỷ đồng để các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức quản lý, bảo vệ 5,87 triệu ha rừng, chiếm 42% tổng diện tích rừng toàn quốc. Các địa phương được phép sử dụng gần 385 tỷ để hỗ trợ các chủ rừng xây dựng công trình lâm sinh phục vụ phát triển, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
Từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều kết quả tích cực, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ rừng và phát triển rừng, cũng như diện tích rừng bị thiệt hại trong giai đoạn 2011 -2015 giảm lần lượt là 32,9% và 58,2% so với giai đoạn 2006 - 2010. Hiện có hơn 500 ngàn hộ gia đình, cộng đồng được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng qua hình thức chi trả trực tiếp và chi trả qua nhận khoán. Tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng bình quân chung trên cả nước khoảng 2 triệu đồng/hộ/năm, góp phần nâng cao thu nhập, giảm khó khăn cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc. Mặc dù số tiền chi trả chưa lớn nhưng cũng là nguồn thu quan trọng cho các hộ gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, số tiền dịch vụ môi trường rừng đã góp phần hỗ trợ chủ rừng kinh phí quản lý, bảo vệ rừng, nhất là các công ty lâm nghiệp khi dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên, các ban quản lý rừng đang gặp khó khăn về kinh phí và giúp người dân miền núi tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình tổ chức, hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng còn gặp một số khó khăn, tồn tại, như việc thu tiền dịch vụ môi trường rừng vẫn còn thấp so với tiềm năng hiện có, ngoài những đối tượng đang triển khai thì các đối tượng khác như cơ sở công nghiệp, nuôi trồng thủy sản có sử dụng nước từ rừng và dịch vụ hấp thu các bon chưa được thực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước.
Ngoài ra, tiền dịch vụ môi trường rừng thu từ các nhà máy thủy điện là 20 đồng/kwh và hiện nay là 36 đồng/kwh, thấp hơn nhiều so với giá trị dịch vụ môi trường do rừng tạo ra (giá trị giữ đất, giữ nước của rừng tính trung bình trên1 kWh dao động từ 63 - 368 đồng/kWh, trung bình là 214 đồng/kWh); tiền dịch vụ môi trường rừng thu từ các nhà máy sản xuất nước sạch là 52 đồng/m3, cũng thấp hơn nhiều so với giá trị dịch vụ môi trường rừng (giá trị dịch vụ môi trường rừng trong 1m3 nước sạch là 65 đồng). Trong khi thu nhập của các hộ gia đình từ dịch vụ môi trường rừng bình quân chung cả nước khoảng 2 triệu đồng/hộ/năm là rất thấp, khó đảm bảo cuộc sống. Một số đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng (nhà máy thủy điện, nước sạch và cơ sở kinh doanh du lịch) chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trả tiền, hoặc trả chậm, dẫn đến nợ đọng nhiều, ảnh hưởng đến kế hoạch thu, chi và quản lý, bảo vệ rừng của các tỉnh.
Về quy định pháp lý của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam chưa rõ ràng dẫn đến các địa phương vận dụng khác nhau, thiếu thống nhất; việc tự chủ tài chính còn hạn chế, do đó các Quỹ tỉnh gặp nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động. Mặt khác, tiền dịch vụ môi trường rừng là một nguồn tài chính mới, nhiều lãnh đạo, cán bộ chưa hiểu hết bản chất của tiền này, vẫn xem đây là một nguồn ngân sách nhà nước và vận dụng cơ chế quản lý ngân sách nhà nước vào quản lý, gây khó khăn trong việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Ông Nguyễn Bá Ngãi cho rằng, để tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong thời gian tới, đề nghị Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), trong đó bổ sung những nội dung liên quan đến Quỹ, cũng như chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đề xuất Chính phủ cho phép và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05 trong năm 2018, cũng như sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn liên quan cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm triển khai có hiệu quả Nghị định 147.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam sẽ tích cực đôn đốc các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị định 147 cho các đối tượng liên quan và triển khai áp dụng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng mới. Đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại dịch vụ đã quy định đối tượng thu, mức thu; yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc thu nộp tiền dịch vụ môi trường rừng và các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định trên phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng thuận của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Ngoài ra, Quỹ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả giải ngân kịp thời, đầy đủ đến các chủ rừng và hộ nhận khoán bảo vệ rừng, không để tồn đọng. Cùng với đó, Quỹ sẽ sớm hoàn thành dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng, làm cơ sở thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam Nguyễn Bá Ngãi cho biết: Ngày 14/1/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2008/NĐ-CP về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (Nghị định 05) nhằm mục đích thu hút, tiếp nhận các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong những nguồn tài chính quan trọng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Ngày 10/4/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38 thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Sau 2 năm thí điểm được đánh giá thành công, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 (Nghị định 99).
Hơn 8 năm hoạt động, gắn với 5 năm triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã đạt được nhiều kết quả, mang lại những hiệu ứng tích cực. Theo đó, Quỹ đã tham mưu cho Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, quản lý điều hành, hướng dẫn địa phương triển khai các chính sách. Đến nay, đã có 41 tỉnh, thành phố trên cả nước thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Hiện tại, các Quỹ đã ổn định về tổ chức và đang hoạt động hiệu quả.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã khuyến khích người dân trồng rừng và bảo vệ rừng. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN |
Thành công bước đầu trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng đó là hàng năm, Quỹ đã huy động được nguồn lực hàng nghìn tỷ đồng từ xã hội để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tổng số tiền thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng toàn quốc tính đến ngày 30/12/2016 là 6.510,7 tỷ đồng. Trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm thu được bình quân 1.200 tỷ đồng. Số tiền này tương đương với 22% tổng đầu tư bình quân năm của toàn xã hội cho ngành Lâm nghiệp. Đây là nguồn tài chính ổn định, bền vững và có khả năng sẽ tiếp tục tăng cao do khai thác các dịch vụ môi trường rừng, góp phần làm giảm đầu tư ngân sách nhà nước cho ngành lâm nghiệp.
Trên cơ sở đó, ngày 2/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2016 (Nghị định 147) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99, đây là căn cứ quan trọng để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách trước đó. Đồng thời, việc tăng mức chi trả đối với các cơ sở thủy điện (từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh) và cơ sở sản xuất nước sạch (từ 40 đồng/m³ lên 52 đồng/m³), góp phần gia tăng nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng. Qua đó người dân, đặc biệt là những đồng bào dân tộc nghèo vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách bảo vệ và phát triển rừng.
Với Nghị định 147, người dân sẽ được hưởng số tiền dịch vụ môi trường rừng nhiều hơn, điều kiện cuộc sống đảm bảo hơn và khích lệ họ đóng góp công sức bảo vệ rừng. Nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng đã giúp cho các tổ chức quản lý bảo vệ 4,602 triệu ha rừng được hưởng dịch vụ môi trường rừng. Bên cạnh những nguồn thu chính từ thủy điện, nước sạch, du lịch, Quỹ cũng đang tiến hành thí điểm những nguồn thu dịch vụ môi trường rừng mới như từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sắp tới là dịch vụ hấp thụ lưu trữ các bon.
Từ những kết quả thí điểm quan trọng này, sắp tới Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam sẽ tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định áp dụng rộng rãi trên cả nước, góp phần đa dạng hóa nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng. Có thể nói, hoạt động cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng phù hợp với xu thế mới ở Việt Nam và xu thế chung của thế giới trong bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng vào việc quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên đất đai trong lâm nghiệp, phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Cùng với đó, góp phần cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm cho hàng triệu người trên địa bàn rừng núi, thực hiện thành công chính sách giảm nghèo, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Với số tiền dịch vụ môi trường rừng thu được, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã đôn đốc các địa phương tiến hành chi trả cho các chủ rừng với số tiền đến nay là 5.024 tỷ đồng để các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức quản lý, bảo vệ 5,87 triệu ha rừng, chiếm 42% tổng diện tích rừng toàn quốc. Các địa phương được phép sử dụng gần 385 tỷ để hỗ trợ các chủ rừng xây dựng công trình lâm sinh phục vụ phát triển, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
Từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều kết quả tích cực, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ rừng và phát triển rừng, cũng như diện tích rừng bị thiệt hại trong giai đoạn 2011 -2015 giảm lần lượt là 32,9% và 58,2% so với giai đoạn 2006 - 2010. Hiện có hơn 500 ngàn hộ gia đình, cộng đồng được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng qua hình thức chi trả trực tiếp và chi trả qua nhận khoán. Tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng bình quân chung trên cả nước khoảng 2 triệu đồng/hộ/năm, góp phần nâng cao thu nhập, giảm khó khăn cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc. Mặc dù số tiền chi trả chưa lớn nhưng cũng là nguồn thu quan trọng cho các hộ gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, số tiền dịch vụ môi trường rừng đã góp phần hỗ trợ chủ rừng kinh phí quản lý, bảo vệ rừng, nhất là các công ty lâm nghiệp khi dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên, các ban quản lý rừng đang gặp khó khăn về kinh phí và giúp người dân miền núi tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình tổ chức, hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng còn gặp một số khó khăn, tồn tại, như việc thu tiền dịch vụ môi trường rừng vẫn còn thấp so với tiềm năng hiện có, ngoài những đối tượng đang triển khai thì các đối tượng khác như cơ sở công nghiệp, nuôi trồng thủy sản có sử dụng nước từ rừng và dịch vụ hấp thu các bon chưa được thực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước.
Ngoài ra, tiền dịch vụ môi trường rừng thu từ các nhà máy thủy điện là 20 đồng/kwh và hiện nay là 36 đồng/kwh, thấp hơn nhiều so với giá trị dịch vụ môi trường do rừng tạo ra (giá trị giữ đất, giữ nước của rừng tính trung bình trên1 kWh dao động từ 63 - 368 đồng/kWh, trung bình là 214 đồng/kWh); tiền dịch vụ môi trường rừng thu từ các nhà máy sản xuất nước sạch là 52 đồng/m3, cũng thấp hơn nhiều so với giá trị dịch vụ môi trường rừng (giá trị dịch vụ môi trường rừng trong 1m3 nước sạch là 65 đồng). Trong khi thu nhập của các hộ gia đình từ dịch vụ môi trường rừng bình quân chung cả nước khoảng 2 triệu đồng/hộ/năm là rất thấp, khó đảm bảo cuộc sống. Một số đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng (nhà máy thủy điện, nước sạch và cơ sở kinh doanh du lịch) chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trả tiền, hoặc trả chậm, dẫn đến nợ đọng nhiều, ảnh hưởng đến kế hoạch thu, chi và quản lý, bảo vệ rừng của các tỉnh.
Về quy định pháp lý của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam chưa rõ ràng dẫn đến các địa phương vận dụng khác nhau, thiếu thống nhất; việc tự chủ tài chính còn hạn chế, do đó các Quỹ tỉnh gặp nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động. Mặt khác, tiền dịch vụ môi trường rừng là một nguồn tài chính mới, nhiều lãnh đạo, cán bộ chưa hiểu hết bản chất của tiền này, vẫn xem đây là một nguồn ngân sách nhà nước và vận dụng cơ chế quản lý ngân sách nhà nước vào quản lý, gây khó khăn trong việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Ông Nguyễn Bá Ngãi cho rằng, để tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong thời gian tới, đề nghị Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), trong đó bổ sung những nội dung liên quan đến Quỹ, cũng như chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đề xuất Chính phủ cho phép và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05 trong năm 2018, cũng như sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn liên quan cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm triển khai có hiệu quả Nghị định 147.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam sẽ tích cực đôn đốc các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị định 147 cho các đối tượng liên quan và triển khai áp dụng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng mới. Đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại dịch vụ đã quy định đối tượng thu, mức thu; yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc thu nộp tiền dịch vụ môi trường rừng và các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định trên phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng thuận của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Ngoài ra, Quỹ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả giải ngân kịp thời, đầy đủ đến các chủ rừng và hộ nhận khoán bảo vệ rừng, không để tồn đọng. Cùng với đó, Quỹ sẽ sớm hoàn thành dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng, làm cơ sở thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Văn Hào