Từ năm 2019 đến năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã thực hiện ký 42 hợp đồng và ký các phụ lục hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng có lưu vực nội tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo quy định. Qua đó, mang lại nguồn thu hơn 1.590 tỷ đồng, tương đương gần 320 tỷ đồng/năm.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách đột phá của Nhà nước, từng bước đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực tài chính ổn định, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân tham gia giữ gìn, bảo vệ, phát triển và quản lý rừng bền vững.
Nhờ đẩy mạnh bảo vệ, phát triển rừng đã giúp người dân vùng cao Lai Châu tạo sinh kế, có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Lai Châu là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc với địa hình đồi núi rộng, diện tích đất lâm nghiệp lớn, tạo điều kiện trong việc phát triển kinh tế đồi rừng cho người dân. Tỉnh hiện có hơn 520.000 ha đất lâm nghiệp; trong đó, diện tích đất rừng hiện có 470.000 ha, chiếm trên 90% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
Sau nhiều năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), đến nay, công tác bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh miền núi Lai Châu đã có những chuyển biến tích cực.
Với việc chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng được thụ hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã góp phần bảo vệ diện tích gần 45 ngàn ha rừng trong toàn tỉnh. Đồng thời, tạo thu nhập ổn định cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ (bình quân mỗi hộ khoảng 4,3 triệu đồng/năm; mỗi cộng đồng dân cư thôn gần 40 triệu đồng/năm).
Năm 2008, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được thành lập với mục đích huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng. Hơn 8 năm hoạt động, Quỹ đã tạo nên “dấu ấn” mạnh mẽ trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đóng góp nguồn tài chính đáng kể cho ngành lâm nghiệp, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của những người làm nghề rừng.