Chị Nguyễn Thị Hà vượt khó làm giàu ở xã biên giới Bản Lầu

Chị Nguyễn Thị Hà vượt khó làm giàu ở xã biên giới Bản Lầu

Nhìn vào sự phát triển mạnh mẽ của Hợp tác xã Thịnh Phong ở thôn Na Mạ 1, thuộc xã biên giới Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) hôm nay, ít ai biết được rằng những năm trước, Phó Giám đốc Hợp tác xã Nguyễn Thị Hà chỉ là một phụ nữ quanh năm chân lấm tay bùn, bám mấy sào ruộng để mưu sinh. Thành công làm giàu ở vùng đất biên giới, giờ đây khi bước vào tuổi 39, tỷ phú vùng đồi Nguyễn Thị Hà đã trở thành tấm gương phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo điển hình của tỉnh Lào Cai.

Chị Nguyễn Thị Hà vượt khó làm giàu ở xã biên giới Bản Lầu  ảnh 1Chị Nguyễn Thị Hà chăm sóc đàn gia súc. Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Xuất thân trong một gia đình thuần nông, những năm đầu khi mới lập gia đình, cuộc sống gia đình chị Hà gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Tài sản của gia đình chị chẳng có gì ngoài mảnh đất do bố mẹ để lại. Suốt ngày quanh quẩn với cây ngô, cây lúa, không đủ lo cho con cái. Cái nghèo đeo đẳng đã là động lực để chị quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Tuy vậy, không lựa chọn con đường đi làm ăn xa nhà theo lời rủ rê của các bạn cùng lứa, chị Hà quyết tâm bám trụ lại mảnh đất biên cương Bản Lầu làm kinh tế. Chị cho biết: "Sinh ra và lớn lên ở Bản Lầu, tôi nhận thấy cơ hội làm giàu, phát triển sản xuất kinh doanh ở đây không thua kém gì các địa phương khác trên cả nước, trong khi chính quyền luôn có những chính sách hỗ trợ hết sức phù hợp để người dân yên tâm bám đất, bám bản". 

Năm 2008, gia đình chị Hà vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội 30 triệu đồng để đầu tư mua trâu, lợn nái, lợn đực giống và mở cửa hàng phân bón phục vụ bà con. Khi ấy, Bản Lầu vốn đã nổi tiếng là "thủ phủ" trồng và xuất khẩu chuối, dứa của Lào Cai. Rất nhiều tỷ phú của Bản Lầu đều làm giàu từ hai loại cây này. Tuy nhiên, loại bỏ tư tưởng "thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào", chọn cho mình lối đi riêng, chị Hà quyết tâm xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp. Bắt tay vào khởi nghiệp, kinh tế gia đình chồng chất khó khăn nhưng chị không nản lòng. Bản thân chị tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời tự tìm tòi, nghiên cứu học hỏi về kinh nghiệm trong kinh doanh, trồng trọt chăn nuôi và đạt được chút thành tựu bước đầu.

Nhận thấy đất đồi Na Mạ còn chưa được bà con tận dụng sản xuất nông nghiệp hiệu quả, năm 2014, chị mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Mường Khương để mở rộng trang trại vùng đồi lên hơn 20ha trồng chè, dứa, quế và mít Thái và phát triển chăn nuôi tổng hợp trâu, bò, ngựa, dê, lợn rừng... Hiện nay, trang trại của gia đình chị có 76 con trâu, hơn 50 con dê, hàng trăm con gia cầm, trên đồi thả 17 con lợn rừng, trồng 2 ha quế, 1.200 cây mít Thái, 5.000 cây chuối. Chị Hà cho biết, vật nuôi của trang trại hầu hết đều được thả đồi, ăn cây cỏ tự nhiên nên chất lượng thịt thơm ngon, cung luôn không đủ đáp ứng cầu. 

Ngoài ra, với số vốn dần tích cóp được và các nguồn vốn vay từ ngân hàng, gia đình chị Hà đầu tư mở xưởng kinh doanh vật liệu xây dựng, phân bón. Chị mua thêm 2 máy xúc, 6 ô tô và thành lập Hợp tác xã Thịnh Phát vào năm 2016 do vợ chồng chị đứng đầu. Hợp tác xã hiện tạo việc làm ổn định cho 14 lao động địa phương với mức lương thu nhập ổn định từ 5 đến 9 triệu đồng/tháng. Hằng năm trừ chi phí, gia đình chị Hà thu lãi trên 2 tỷ đồng. 

Chị Nguyễn Thị Hà vượt khó làm giàu ở xã biên giới Bản Lầu  ảnh 2Hợp tác xã tặng quà cho chốt kiểm dịch biên giới. Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Xuất thân trong một gia đình thuần nông, những năm đầu khi mới lập gia đình, cuộc sống gia đình chị Hà gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Tài sản của gia đình chị chẳng có gì ngoài mảnh đất do bố mẹ để lại. Suốt ngày quanh quẩn với cây ngô, cây lúa, không đủ lo cho con cái. Cái nghèo đeo đẳng đã là động lực để chị quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Tuy vậy, không lựa chọn con đường đi làm ăn xa nhà theo lời rủ rê của các bạn cùng lứa, chị Hà quyết tâm bám trụ lại mảnh đất biên cương Bản Lầu làm kinh tế. Chị cho biết: "Sinh ra và lớn lên ở Bản Lầu, tôi nhận thấy cơ hội làm giàu, phát triển sản xuất kinh doanh ở đây không thua kém gì các địa phương khác trên cả nước, trong khi chính quyền luôn có những chính sách hỗ trợ hết sức phù hợp để người dân yên tâm bám đất, bám bản". 


Năm 2008, gia đình chị Hà vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội 30 triệu đồng để đầu tư mua trâu, lợn nái, lợn đực giống và mở cửa hàng phân bón phục vụ bà con. Khi ấy, Bản Lầu vốn đã nổi tiếng là "thủ phủ" trồng và xuất khẩu chuối, dứa của Lào Cai. Rất nhiều tỷ phú của Bản Lầu đều làm giàu từ hai loại cây này. Tuy nhiên, loại bỏ tư tưởng "thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào", chọn cho mình lối đi riêng, chị Hà quyết tâm xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp. Bắt tay vào khởi nghiệp, kinh tế gia đình chồng chất khó khăn nhưng chị không nản lòng. Bản thân chị tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời tự tìm tòi, nghiên cứu học hỏi về kinh nghiệm trong kinh doanh, trồng trọt chăn nuôi và đạt được chút thành tựu bước đầu.

Nhận thấy đất đồi Na Mạ còn chưa được bà con tận dụng sản xuất nông nghiệp hiệu quả, năm 2014, chị mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Mường Khương để mở rộng trang trại vùng đồi lên hơn 20ha trồng chè, dứa, quế và mít Thái và phát triển chăn nuôi tổng hợp trâu, bò, ngựa, dê, lợn rừng... Hiện nay, trang trại của gia đình chị có 76 con trâu, hơn 50 con dê, hàng trăm con gia cầm, trên đồi thả 17 con lợn rừng, trồng 2 ha quế, 1.200 cây mít Thái, 5.000 cây chuối. Chị Hà cho biết, vật nuôi của trang trại hầu hết đều được thả đồi, ăn cây cỏ tự nhiên nên chất lượng thịt thơm ngon, cung luôn không đủ đáp ứng cầu.

Ngoài ra, với số vốn dần tích cóp được và các nguồn vốn vay từ ngân hàng, gia đình chị Hà đầu tư mở xưởng kinh doanh vật liệu xây dựng, phân bón. Chị mua thêm 2 máy xúc, 6 ô tô và thành lập Hợp tác xã Thịnh Phát vào năm 2016 do vợ chồng chị đứng đầu. Hợp tác xã hiện tạo việc làm ổn định cho 14 lao động địa phương với mức lương thu nhập ổn định từ 5 đến 9 triệu đồng/tháng. Hàng năm trừ chi phí, gia đình chị Hà thu lãi trên 2 tỷ đồng.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bản Lầu Nông Thị Nghì cho biết, bên cạnh việc phát triển kinh tế, bản thân chị Nguyễn Thị Hà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phong trào phụ nữ địa phương, tạo việc làm cho nhiều người dân quanh vùng, đặc biệt ưu tiên những hộ gia đình khó khăn.

Năm 2020, chị Hà đã xây tặng một căn nhà kiên cố giá trị khoảng 50 triệu đồng cho một gia đình hộ nghèo có hoàn cảnh neo đơn tại Bản Lầu và tạo việc làm cho thành viên duy nhất còn sức lao động trong gia đình. Dịch COVID-19 bùng phát, gia đình chị đã chủ động tổ chức thăm hỏi, tặng quà các chốt kiểm soát dịch ở khu vực biên giới trên địa bàn; ủng hộ kinh phí mua vaccine phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Bản Lầu và Hội Liên hiệp phụ nữ xã phát động với tổng số tiền trị giá hơn 10 triệu đồng.

Nhiệt tình tham gia thực hiện phong trào "1 -2 phụ nữ khá giàu giúp đỡ 1 phụ nữ nghèo thoát nghèo", chị Hà đã giúp đỡ 7 hội viên khó khăn được vay vốn không lấy lãi từ 10 đến 20 triệu đồng, vay phân bón trả chậm không tính lãi; chia sẻ, giúp đỡ kinh nghiệm trong sản xuất cho các hộ nghèo trong thôn cùng vươn lên thoát nghèo.

Là hội viên gặp khó khăn về kinh tế, chị Lù Thị Lan ở thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu đã nhận được sự giúp đỡ của gia đình chị Hà tạo việc làm hái chè thuê với mức lương hàng tháng từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Không những vậy, khi đã có thể tích cóp được một số tiền, tự đứng ra làm kinh tế, gia đình chị Lan cũng được chị Hà tiếp tục giúp đỡ về nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh... "Nhờ chị Hà, gia đình tôi đã ổn định cuộc sống, kinh tế ngày một đi lên", chị Lan xúc động chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Hà vượt khó làm giàu ở xã biên giới Bản Lầu  ảnh 3Chị Nguyễn Thị Hà đã trở thành tấm gương phụ nữ khởi nghiệp và giàu lòng nhân ái. Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, nông sản của người dân trong vùng tiêu thụ khó khăn, sự giúp đỡ của chị Hà càng trở nên quý hơn. Năm 2018, chị đầu tư cho người dân trong vùng hơn 2.000 tấn phân bón nhưng do dịch bệnh, bà con không bán được dứa nên không trả được nợ, tổng số tiền nợ giờ lên đến hơn 2 tỷ đồng. Gia đình chị vẫn giãn nợ và tiếp tục đầu tư để tạo điều kiện cho bà con khôi phục sản xuất.

Bản Lầu - mảnh đất vùng biên cương Tổ quốc, nơi núi cao, vực sâu, không có ruộng nước hay đất bằng làm vườn nhưng nay ngày càng trở nên trù phú là bởi nơi đây có những con người luôn kiên trì trắng tay lập nghiệp, lựa chọn gắn bó đồng cảm cộng khổ với nó. Chị Hà trải lòng, chỉ cần chăm chỉ, có ý chí vươn lên thì sẽ thay đổi được cuộc sống. Đồng đất quê hương màu mỡ, không cần phải đi làm xa, mình quý đất, đất sẽ trả vàng.

Với những đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương và cộng đồng, chị Hà và Hợp tác xã Thịnh Phong nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, các ngành. Năm 2020, chị Hà được Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong đợt thi đua đặc biệt "Phụ nữ Lào Cai khởi nghiệp sáng tạo" giai đoạn 2018-2020. Năm 2002, tại Đại hội thi đua yêu nước Khối doanh nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, Hợp tác xã Thịnh Phong đạt chứng nhận điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước Khối Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020...

Hương Thu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm