Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tỉnh Kiên Giang, toàn tỉnh hiện có khoảng 236.000 con lợn, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân đàn lợn tăng số lượng là do từ đầu năm 2024 đến nay giá lợn hơi trên thị trường tăng và duy trì ở mức khá cao nên người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn. Để giảm chi phí, chăn nuôi hiệu quả, nhiều hộ áp dụng biện pháp nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, tiết kiệm thức ăn để tăng lợi nhuận cho gia đình.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang, đến giữa tháng 10/2021, tỉnh ghi nhận gần 4.700 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại 53 xã của 7 huyện, thành phố. Hiện dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng lây lan, phát triển nhanh trở lại.
Ngày 11/8, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bến Tre Phan Trung Nghĩa cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum, tính đến 17 giờ ngày 10/6, toàn tỉnh đã ghi nhận 185 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục; trong đó, lực lượng chức năng đã tiêu hủy 6 con, tiếp tục chăm sóc các con nhiễm bệnh còn lại. Đáng chú ý, dịch bệnh viêm da nổi cục diễn biến phức tạp và ngành thú y đang tập trung phối hợp với các địa phương xuất hiện bệnh để thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Liên quan đến xe chở nầm lợn (bẹ sữa) không rõ nguồn gốc vừa bị Công an giao thông bắt giữ ở tại xã Đăk Man, huyện Đăk Glei (Kon Tum) được Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho đi, ngày 3/3 ông Phạm Ngọc Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum khẳng định đơn vị đã thực hiện đúng theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP.
Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nhiều ngày trên địa bàn, chính quyền và người dân tỉnh Cao Bằng đã tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống rét, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho đàn gia súc.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum, từ ngày 20 đến ngày 27/8, trên địa bàn tỉnh xuất hiện hai ổ dịch lở mồm long móng trên gia súc và một ổ dịch tả lợn châu Phi, gây bệnh cho gần 200 con gia súc. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành chăn nuôi và thú y tỉnh Kon Tum đang tập trung các giải pháp nhằm khoanh vùng, cách ly và xử lý triệt để các ổ dịch, không để lây lan rộng.
Ngày 2/3, ông Thủy Lệ Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Trạm thú y huyện Krông Búk kịp thời dập tắt ổ bệnh lở mồm long móng trên đàn bò 182 con tại xã Cư K’bô, huyện Krông Búk.
Những ngày gần đây, môi trường nước biển vùng ven bờ thuộc huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang có hiện tượng bất thường, gây lo lắng cho người dân nuôi trồng thủy sản. Nước có màu xanh đậm, mùi tanh, nhiều mùn bã hữu cơ, phát sáng, gây ngứa khi tiếp xúc trực tiếp.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang, tổng đàn lợn trên địa bàn hiện có hơn 176.400 con. Tổng đàn gia cầm trên 3,2 triệu con, hơn 150 cơ sở kinh doanh giống gia súc, gia cầm đang hoạt động.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay dịch lở mồm long móng liên tục được phát hiện tại 10 trong số 13 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh này. Riêng từ đầu tháng 10 đến nay, dịch lở mồm long móng đã được phát hiện tại 4 huyện của tỉnh là Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê và Kỳ Anh.