Tỉnh Thái Nguyên với trên 22.300 ha chè, sản lượng mỗi năm đạt trên 272.000 tấn, dẫn đầu cả nước về sản xuất chè. Tuy nhiên, sản phẩm chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, xuất khẩu chè của tỉnh có sản lượng và giá trị thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Ngày 29/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo đánh giá hệ thống cơ chế chính sách của tỉnh về đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phầm chè đã được bảo hộ. Hội thảo có sự tham dự của các Sở, ngành liên quan, chuyên gia, đại diện các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân đang trồng và chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn.
Là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn kinh tế ổn định cho người trồng chè Thái Nguyên, tuy nhiên, thương hiệu “Chè Thái Nguyên” hiện mới nổi danh trong nước, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Từ thực tế đó, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đã tích cực triển khai xây dựng mã số vùng trồng trên cây chè. Đây được coi là chìa khóa quan trọng cho chè Thái Nguyên hội nhập quốc tế bền vững.
Mặc dù chè Thái Nguyên đã chinh phục biết bao người sành chè bởi hương thơm đậm vị nhưng câu chuyện xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm này vẫn là điều trăn trở của các nhà doanh nghiệp, người trồng chè, người tiêu dùng và nhà khoa học, nhất là trong thời điểm Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng.
Ngày 27/10, tại Thái Nguyên, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo “Các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chè Thái Nguyên đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”. Hội thảo có sự tham gia của các Hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè; các sở, ngành liên quan.
Với diện tích đạt trên 22.400 ha, chè là cây đặc sản chủ lực của Thái Nguyên nên tỉnh luôn chú trọng phát triển sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao giá trị cho cây chè, tăng thu nhập cho nhân dân.
Được triển khai từ năm 2019, đến nay, việc thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP giai đoạn 2019 - 2025 đã được thực hiện rộng khắp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với 25 sản phẩm đã được xếp hạng 3, 4 sao theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, trong đó có nhiều sản phẩm đặc thù của địa phương đã khẳng định được thương hiệu với thị trường trong nước như: Thanh Hải trà, chè móc câu Hảo Đạt, miến dong Việt Cường...