Châu bản là các tài liệu gốc, duy nhất có bút tích phê duyệt của các Hoàng đế triều Nguyễn với các hình thức ngự phê phong phú và độc đáo như: Châu điểm, Châu phê, Châu khuyên, Châu mạt, Châu sổ... Đây là khối tài liệu hành chính duy nhất còn lưu giữ được của một vương triều phong kiến, có giá trị nổi bật về nội dung bởi những thông tin phong phú, phản ánh toàn bộ lịch sử, đời sống kinh tế xã hội, con người Việt Nam thời kỳ bấy giờ.
Tính xác thực
Những sự kiện được ghi chép trong Châu bản mang tính xác thực cao bởi đó là những thông tin phục vụ cho công tác quản lý xã hội và được tiếp nhận, xử lý bởi chính các vua triều Nguyễn. Hình thức văn bản cũng được triều Nguyễn quy định chặt chẽ, các dấu tích để lại trên văn bản như chữ viết của nhà vua, con dấu… rất khó ngụy tạo. Châu bản cũng là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sử và các sách điển lệ chính thống như: Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (chính biên, tục biên), Quốc triều chính biên toát yếu, Tự Đức chiếu dụ, Hà đê bộ văn tập, Hà đê tấu tư tập…
Tính xác thực
Những sự kiện được ghi chép trong Châu bản mang tính xác thực cao bởi đó là những thông tin phục vụ cho công tác quản lý xã hội và được tiếp nhận, xử lý bởi chính các vua triều Nguyễn. Hình thức văn bản cũng được triều Nguyễn quy định chặt chẽ, các dấu tích để lại trên văn bản như chữ viết của nhà vua, con dấu… rất khó ngụy tạo. Châu bản cũng là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sử và các sách điển lệ chính thống như: Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (chính biên, tục biên), Quốc triều chính biên toát yếu, Tự Đức chiếu dụ, Hà đê bộ văn tập, Hà đê tấu tư tập…
Bản gốc Châu bản triều Nguyễn với ngự phê của vua Tự Đức. Ảnh: tienphong.vn |
Ý nghĩa quốc tế
Châu bản lưu bút tích phê duyệt trực tiếp bằng mực son của các vua triều Nguyễn và sử dụng 4 loại chữ viết là chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ (chữ Việt). Châu bản được soạn thảo và viết tay bằng bút lông bởi các thư lại có khả năng văn chương và chữ viết đẹp. Hệ thống chữ viết trên Châu bản phản ánh các biến chuyển trong việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, những biến động trong hệ tư tưởng xã hội và sự tác động của làn sóng văn hóa từ các quốc gia xâm chiếm tới các quốc gia thuộc địa.
Châu bản triều Nguyễn còn phản ánh hoạt động giao thương của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới như Indonesia, Singapore, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Tây Ban Nha...
Tính quý hiếm
Châu bản triều Nguyễn là khối tài liệu duy nhất tại Việt Nam và hiếm có trên thế giới có bút tích của nhà vua phê duyệt chi tiết về mọi vấn đề của đất nước trên văn bản. Đây là các tài liệu gốc rất có giá trị, giúp nghiên cứu phục dựng toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử. Trải qua thời gian, những hình dấu in trên văn bản, bút tích phê duyệt của các vua, hình thức văn bản, ngôn ngữ, chữ viết, chất liệu giấy, mực… đều trở thành những tư liệu quý giá, cung cấp thông tin hữu ích về các lĩnh vực như: hành chính học, văn bản học, gia phả học, ấn chương học…
Châu bản lưu bút tích phê duyệt trực tiếp bằng mực son của các vua triều Nguyễn và sử dụng 4 loại chữ viết là chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ (chữ Việt). Châu bản được soạn thảo và viết tay bằng bút lông bởi các thư lại có khả năng văn chương và chữ viết đẹp. Hệ thống chữ viết trên Châu bản phản ánh các biến chuyển trong việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, những biến động trong hệ tư tưởng xã hội và sự tác động của làn sóng văn hóa từ các quốc gia xâm chiếm tới các quốc gia thuộc địa.
Châu bản triều Nguyễn còn phản ánh hoạt động giao thương của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới như Indonesia, Singapore, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Tây Ban Nha...
Tính quý hiếm
Châu bản triều Nguyễn là khối tài liệu duy nhất tại Việt Nam và hiếm có trên thế giới có bút tích của nhà vua phê duyệt chi tiết về mọi vấn đề của đất nước trên văn bản. Đây là các tài liệu gốc rất có giá trị, giúp nghiên cứu phục dựng toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử. Trải qua thời gian, những hình dấu in trên văn bản, bút tích phê duyệt của các vua, hình thức văn bản, ngôn ngữ, chữ viết, chất liệu giấy, mực… đều trở thành những tư liệu quý giá, cung cấp thông tin hữu ích về các lĩnh vực như: hành chính học, văn bản học, gia phả học, ấn chương học…
Một Châu bản triều Nguyễn liên quan đến giải quyết sự việc ở Hoàng Sa thời vua Minh Mệnh. Ảnh: tienphong.vn |
Tính toàn vẹn
Với 773 tập tương đương khoảng 85.000 văn bản, Châu bản triều Nguyễn là khối tài liệu hành chính lưu giữ đầy đủ và hoàn chỉnh thông tin về một triều đại phong kiến ở Việt Nam.
Một trong những giá trị nổi bật của Châu bản triều Nguyễn thể hiện ở chỗ đây là những tư liệu đặc biệt quan trọng góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 85.000 Châu bản được lưu giữ có khoảng 19 Châu bản ghi lại cụ thể về việc triều Nguyễn hàng năm đã cử thủy quân Hoàng Sa ra 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để khảo sát, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền, khai thác sản vật… (Ví dụ, Châu bản ngày 21/6 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) cho biết: Kết quả của đoàn khảo sát Hoàng Sa năm 1838 đã khảo sát được 25 đảo, trong đó có 13 đảo được khảo sát lần đầu…). Đặc biệt, các châu bản này đã thể hiện Việt Nam là một quốc gia biển rất có trách nhiệm trong công tác cứu hộ, cứu nạn thuyền bè của các nước gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Trải qua thời gian hàng trăm năm, châu bản triều Nguyễn tuy có bị hư hỏng, xuống cấp do khí hậu, chiến tranh, điều kiện bảo quản, nhưng vẫn được lưu giữ đến hôm nay, trở thành một trong những khối tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm.
Trong phát biểu của mình, tại Lễ trao bằng công nhận Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ngày 30/7/2014 tại Hà Nội, bà Katherine Muller - Marine nhấn mạnh rằng: Châu bản triều Nguyễn có ý nghĩa quan trọng với bất kì ai, vì nó đưa chúng ta ngược dòng lịch sử hơn 100 năm trước, qua đó tiếp cận với nền văn hóa, chính trị, những cam kết lâu dài về văn hóa, khoa học, và những cam kết ngày nay vẫn rất mạnh mẽ.
Châu bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thứ 4 của Việt Nam được UNESCO công nhận sau Mộc bản triều Nguyễn (2009), 82 Bia đá Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2010) và Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (2012). Việc vinh danh Châu bản triều Nguyễn góp phần làm phong phú thêm kho di sản tư liệu kí ức của Việt Nam và của thế giới.
Theo dch.gov.vn