Chiều 22/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Hội Cổ vật Thành phố Hồ Chí Minh và các nhà sưu tầm cổ vật trong nước tổ chức khai mạc trưng bày triển lãm chủ đề “Cổ vật hội tụ” tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế.
Các di sản văn hóa phi vật thể của Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) rất phong phú và đa dạng. Thời gian qua, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên chủ yếu được xác định trong phạm vi văn hóa cung đình thời Nguyễn, gồm: Thơ văn trên kiến trúc cung đình, các hoa văn họa tiết trang trí mỹ thuật gắn liền với di tích kiến trúc, múa hát cung đình, lễ hội cung đình, tuồng Ngự, ca Huế...
Ngày 7/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hiệp hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi lợi nhuận, Fulda, Đức (GEKE) phối hợp tổ chức bàn giao các công trình kết hợp với đào tạo kỹ thuật chuyên sâu tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế.
Huế được lựa chọn làm Kinh đô Triều Nguyễn, là trung tâm văn hóa chính trị của dân tộc Việt (1788-1945). Nơi đây hội tụ nhiều nhân tài trên khắp mọi miền đất nước và cũng là nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau. Chính nơi đây, Nhã nhạc Cung đình Huế được hình thành, đúc kết và phát triển đạt đỉnh cao. Trải qua ngàn năm lịch sử, khi Kinh đô Triều Nguyễn xây dựng ở Huế, thì Nhã nhạc Cung đình Huế được phát triển với sự đa dạng và phong phú về thể loại.
Châu bản triều Nguyễn là một loại hình tài liệu Hán - Nôm. Đây là các văn bản hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 - 1945), bao gồm văn bản do các Hoàng đế ban hành, văn bản do các cơ quan trong hệ thống chính quyền đệ trình lên Hoàng đế phê duyệt bằng mực son và một số văn kiện ngoại giao.
Mặc cho năm tháng và những biến đổi thăng trầm, ngôi nhà vẫn hiện diện giữa lòng Sài Gòn hơn hai thế kỷ như một chứng tích về lịch sử, như dấu ấn văn hóa của một triều đại đã qua.
Cửu Đỉnh là công trình nghệ thuật gồm 9 chiếc đỉnh bằng đồng có giá trị, đặt trước sân Thế Miếu trong Hoàng thành Huế. Cả 9 chiếc đỉnh đều được đúc tại Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837.
Nhằm phục vụ khách tham quan vào cao điểm mùa du lịch hè 2017, Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng (số 4, Hùng Vương, thành phố Đà Lạt) vừa đưa vào trưng bày bộ bảo vật cung đình triều Nguyễn có niên đại khoảng thế kỷ XIX – XX.
Theo Hội Đông y Thừa Thiên - Huế, đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 15 chuyên đề sử dụng các bài thuốc của Thái y viện triều Nguyễn được bảo tồn và sử dụng để điều trị, chữa bệnh bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Trong đó, có 7 bài thuốc có trong dược điển là: Bổ trung ích khí thang, hoàn thập toàn đại bổ, hoàn bát trân, hoàn qui tì, hoàn bát vị, hoàn lục vị, sâm nhung bổ thận; và các bài thuốc mang tính dược thiện, dược tửu, dược trà và mộc dục (tắm gội, xông hơi), chăm sóc sắc đẹp, lão hóa... bảo tồn và đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động y học cổ truyền trên địa bàn.
Hiện nay, cố đô Huế có 6 cổ vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm Cửu đỉnh và cửu vị thần công, chuông chùa Thiên Mụ, ngai vua triều Nguyễn, áo tế Giao của vua Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký và vạc đồng thời chúa Nguyễn (bộ sưu tập).