Đồng bào dân tộc Khmer sống tập trung đông nhất tại 9 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang và Cần Thơ, một bộ phận đồng bào Khmer sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ với tổng dân số trên 1,2 triệu người, chiếm 6,8% so với dân số toàn vùng.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách toàn diện, phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển toàn diện cho đồng bào Khmer Nam bộ, trong đó có nhiều chính sách chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nghề, giúp đồng bào dân tộc từng bước nâng cao trình độ, nghề nghiệp, tạo việc làm ổn định cuộc sống. Điển hình như Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”...
Nhờ tập trung thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác giáo dục và đào tạo cho đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đã có những tiến bộ rõ rệt, mạng lưới giáo dục phát triển đến tận xã, ấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào. Bên cạnh đó, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi các cấp đến trường tăng cao (Tiểu học đạt 99,15%, Trung học cơ sở đạt 86,4%, Trung học phổ thông đạt 50,9%). Trên 242.000 học sinh dân tộc thiểu số đang học ở các cấp học. Các tỉnh, thành phố có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đều có Trường dân tộc nội trú, toàn vùng có 34 Trường Phổ thông dân tộc nội trú với 9.634 học sinh, chiếm 10,65% tổng số học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học...
Một số tỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang còn có Trường dân tộc nội trú cấp huyện với tổng số 25 trường. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên khá tốt và ổn định, với tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2017 trong khu vực đạt 99,5%. Số học sinh dân tộc Khmer theo học ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp tăng theo từng năm; chế độ cử tuyển cũng được chính quyền địa phương thực hiện, tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc Khmer được đi học, đến nay đã có trên 1.004 học sinh được cử tuyển. Cùng với đó, việc dạy và học tiếng Khmer nhìn chung thực hiện tốt, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Trên địa bàn có 9/9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy tiếng Khmer với 358 trường, 2.963 lớp, 69.695 học sinh. Phong trào mở lớp dạy và học chữ Khmer tại các điểm chùa trong dịp hè được duy trì với gần 80.000 học sinh và trên 3.200 giáo viên, nhà sư giảng dạy.
Đối với chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc được các cấp, ngành, địa phương quan tâm, tạo điều kiện, tạo việc làm, tư vấn lao động trong đồng bào dân tộc đi làm việc trong và ngoài nước...
Những năm qua, 655.023 lao động trong vùng đã được đào tạo nghề, trong đó có 139.527 lao động là người dân tộc thiểu số. Các nghề được đào tạo chủ yếu như may dân dụng, điện dân dụng, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi cua biển, sản xuất giống thủy sản, chăn nuôi thú y, thêu tay, sửa xe gắn máy...
Ngoài ra, các địa phương đã tạo việc làm mới cho 1.162.062 lao động, trong đó 204.319 lao động là dân tộc thiểu số; hỗ trợ xuất khẩu 2.256 lao động, trong đó 316 lao động là dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương còn triển khai mô hình dạy nghề gắn với thị trường lao động và tiêu thụ sản phẩm.
Chương trình dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Khmer trong các trường phổ thông vùng dân tộc; công tác bồi dưỡng giáo viên trong và ngoài biên chế dạy tiếng Khmer; đào tạo cán bộ, chiến sĩ công tác ở vùng dân tộc và biên giới được chú trọng, chất lượng được nâng lên.
Để tạo điều kiện nâng cao trình độ cho giáo viên, chư tăng dạy chữ Khmer, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Quyết định số 2673/QĐ-BGDĐT về việc chứng nhận Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Sóc Trăng bổ sung hoạt động đào tạo thí điểm ngành sư phạm tiếng Khmer trình độ cao đẳng.
Trường Bổ túc Văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ tại Sóc Trăng, Trường trung cấp Pali - Khmer tỉnh Trà Vinh từng bước hoạt động đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo điều kiện cho các vị sư Khmer vừa học bổ túc trình độ phổ thông, vừa học tiếng Pali, Khmer.
Cuộc vận động xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh. Năm học 2018 - 2019, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đến trường đạt cao, tỷ lệ lên lớp ở các khối của học sinh vùng dân tộc thiểu số đạt từ 95 - 100%; hàng năm duy trì khoảng 4.000 sinh viên dân tộc thiểu số theo học tại các trường đại học, cao đẳng.
Việc tích cực thực hiện công tác chăm lo giáo dục và đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc Khmer thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bà con một cách rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer giảm từ 29,59% năm 2005 xuống còn 16,5% năm 2017; tỷ lệ hộ có phương tiện nghe nhìn trong đồng bào dân tộc chiếm trên 98%, nhiều nơi đạt 100%; tỷ lệ hộ có điện sử dụng trên 97%, sử dụng nước hợp vệ sinh trên 80%, có nơi trên 90%.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy và học ở vùng đồng bào dân tộc Khmer một số địa phương còn khó khăn, trong đó có sách giáo khoa cho năm học mới, tình trạng học sinh các cấp bỏ học giữa chừng vẫn còn xảy ra, nhiều nhất là cấp Trung học phổ thông; việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập. Việc quản lý và bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học hệ cử tuyển, chính sách hỗ trợ cho học sinh (theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP) ở địa phương còn nhiều khó khăn, bất cập.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách toàn diện, phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển toàn diện cho đồng bào Khmer Nam bộ, trong đó có nhiều chính sách chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nghề, giúp đồng bào dân tộc từng bước nâng cao trình độ, nghề nghiệp, tạo việc làm ổn định cuộc sống. Điển hình như Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”...
Nhờ tập trung thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác giáo dục và đào tạo cho đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đã có những tiến bộ rõ rệt, mạng lưới giáo dục phát triển đến tận xã, ấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào. Bên cạnh đó, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi các cấp đến trường tăng cao (Tiểu học đạt 99,15%, Trung học cơ sở đạt 86,4%, Trung học phổ thông đạt 50,9%). Trên 242.000 học sinh dân tộc thiểu số đang học ở các cấp học. Các tỉnh, thành phố có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đều có Trường dân tộc nội trú, toàn vùng có 34 Trường Phổ thông dân tộc nội trú với 9.634 học sinh, chiếm 10,65% tổng số học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học...
Một số tỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang còn có Trường dân tộc nội trú cấp huyện với tổng số 25 trường. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên khá tốt và ổn định, với tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2017 trong khu vực đạt 99,5%. Số học sinh dân tộc Khmer theo học ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp tăng theo từng năm; chế độ cử tuyển cũng được chính quyền địa phương thực hiện, tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc Khmer được đi học, đến nay đã có trên 1.004 học sinh được cử tuyển. Cùng với đó, việc dạy và học tiếng Khmer nhìn chung thực hiện tốt, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Trên địa bàn có 9/9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy tiếng Khmer với 358 trường, 2.963 lớp, 69.695 học sinh. Phong trào mở lớp dạy và học chữ Khmer tại các điểm chùa trong dịp hè được duy trì với gần 80.000 học sinh và trên 3.200 giáo viên, nhà sư giảng dạy.
Đối với chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc được các cấp, ngành, địa phương quan tâm, tạo điều kiện, tạo việc làm, tư vấn lao động trong đồng bào dân tộc đi làm việc trong và ngoài nước...
Những năm qua, 655.023 lao động trong vùng đã được đào tạo nghề, trong đó có 139.527 lao động là người dân tộc thiểu số. Các nghề được đào tạo chủ yếu như may dân dụng, điện dân dụng, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi cua biển, sản xuất giống thủy sản, chăn nuôi thú y, thêu tay, sửa xe gắn máy...
Ngoài ra, các địa phương đã tạo việc làm mới cho 1.162.062 lao động, trong đó 204.319 lao động là dân tộc thiểu số; hỗ trợ xuất khẩu 2.256 lao động, trong đó 316 lao động là dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương còn triển khai mô hình dạy nghề gắn với thị trường lao động và tiêu thụ sản phẩm.
Chương trình dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Khmer trong các trường phổ thông vùng dân tộc; công tác bồi dưỡng giáo viên trong và ngoài biên chế dạy tiếng Khmer; đào tạo cán bộ, chiến sĩ công tác ở vùng dân tộc và biên giới được chú trọng, chất lượng được nâng lên.
Để tạo điều kiện nâng cao trình độ cho giáo viên, chư tăng dạy chữ Khmer, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Quyết định số 2673/QĐ-BGDĐT về việc chứng nhận Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Sóc Trăng bổ sung hoạt động đào tạo thí điểm ngành sư phạm tiếng Khmer trình độ cao đẳng.
Trường Bổ túc Văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ tại Sóc Trăng, Trường trung cấp Pali - Khmer tỉnh Trà Vinh từng bước hoạt động đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo điều kiện cho các vị sư Khmer vừa học bổ túc trình độ phổ thông, vừa học tiếng Pali, Khmer.
Cuộc vận động xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh. Năm học 2018 - 2019, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đến trường đạt cao, tỷ lệ lên lớp ở các khối của học sinh vùng dân tộc thiểu số đạt từ 95 - 100%; hàng năm duy trì khoảng 4.000 sinh viên dân tộc thiểu số theo học tại các trường đại học, cao đẳng.
Việc tích cực thực hiện công tác chăm lo giáo dục và đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc Khmer thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bà con một cách rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer giảm từ 29,59% năm 2005 xuống còn 16,5% năm 2017; tỷ lệ hộ có phương tiện nghe nhìn trong đồng bào dân tộc chiếm trên 98%, nhiều nơi đạt 100%; tỷ lệ hộ có điện sử dụng trên 97%, sử dụng nước hợp vệ sinh trên 80%, có nơi trên 90%.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy và học ở vùng đồng bào dân tộc Khmer một số địa phương còn khó khăn, trong đó có sách giáo khoa cho năm học mới, tình trạng học sinh các cấp bỏ học giữa chừng vẫn còn xảy ra, nhiều nhất là cấp Trung học phổ thông; việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập. Việc quản lý và bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học hệ cử tuyển, chính sách hỗ trợ cho học sinh (theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP) ở địa phương còn nhiều khó khăn, bất cập.
Ngọc Thiện