Nội dung trên được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo góp ý Dự án Luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt do Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 5/10.
Theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, dự thảo Luật có thể linh động, không nên “chốt” 3 đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang), vì như vậy sẽ mang tính cá biệt. Để Luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt có tính lâu dài, nên quy định chung mang tính phổ biến cho các đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt (có thể thành lập sau này) bởi cùng với thông qua Luật, việc thành lập từng đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt cũng phải có Nghị quyết của Quốc hội cho từng đơn vị với những nội dung cụ thể, phù hợp, mang tính đặc thù.
Cùng quan điểm, bà Vũ Ngọc Anh, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, quy định cụ thể cho 3 đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt mà dự thảo đề cập như trên sẽ hạn chế sự phát triển của các khu khác trong tương lai. Tuy nhiên, việc hình thành các đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt cần quy định tiêu chí rõ ràng, cụ thể tại Luật để tránh lợi ích nhóm trong việc thành lập những đơn vị này. Ngoài ra, Dự thảo Luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt cần gắn liền, tương tác với Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến, đề xuất nhằm phát huy năng lực, đặc thù của đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt, đưa các đơn vị này phát triển đột phá, vượt bậc. Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, dự thảo Luật có nhiều bước đột phá, trong đó có vấn đề quản lý ngoại hối. Dù vậy, dự thảo vẫn cần thêm những cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng ưu đãi để các đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt phát triển đột phá. Ví dụ như: Lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp; tổ chức tín dụng được giảm dự trữ ngoại tệ bắt buộc; chính sách ưu tiên cho phát triển công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Dựa trên nghiên cứu các đặc khu kinh tế trên thế giới, chuyên gia Trần Du Lịch cho rằng: Tính tự chủ, tự quản là "linh hồn" của đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt, vì vậy không nên lấy kiểu “trực thuộc hành chính” như các địa phương hiện nay để áp dụng cho những đơn vị này. Ở quan điểm cá nhân, ông Trần Du Lịch đề xuất, những đơn vị này có thể được phân một số quyền của Chính phủ và UBND cấp tỉnh; người đứng đầu đơn vị được Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho một số quyền của Thủ tướng và quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cũng đề nghị làm rõ khái niệm đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt kèm theo đó là mô hình quản lý; giảm cơ chế “xin cho” đối với những đơn vị này, Trung ương và tỉnh chỉ quản lý thông qua cơ chế giám sát; bổ sung thêm nội dung thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước đối với nhà đầu tư…
Theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, dự thảo Luật có thể linh động, không nên “chốt” 3 đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang), vì như vậy sẽ mang tính cá biệt. Để Luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt có tính lâu dài, nên quy định chung mang tính phổ biến cho các đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt (có thể thành lập sau này) bởi cùng với thông qua Luật, việc thành lập từng đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt cũng phải có Nghị quyết của Quốc hội cho từng đơn vị với những nội dung cụ thể, phù hợp, mang tính đặc thù.
Khu Kinh tế Vân Đồn - khởi đầu cho mục tiêu khu kinh tế mở và hướng tới mô hình đặc khu phát triển toàn diện. Ảnh : Minh Quyết - TTXVN |
Cùng quan điểm, bà Vũ Ngọc Anh, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, quy định cụ thể cho 3 đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt mà dự thảo đề cập như trên sẽ hạn chế sự phát triển của các khu khác trong tương lai. Tuy nhiên, việc hình thành các đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt cần quy định tiêu chí rõ ràng, cụ thể tại Luật để tránh lợi ích nhóm trong việc thành lập những đơn vị này. Ngoài ra, Dự thảo Luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt cần gắn liền, tương tác với Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến, đề xuất nhằm phát huy năng lực, đặc thù của đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt, đưa các đơn vị này phát triển đột phá, vượt bậc. Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, dự thảo Luật có nhiều bước đột phá, trong đó có vấn đề quản lý ngoại hối. Dù vậy, dự thảo vẫn cần thêm những cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng ưu đãi để các đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt phát triển đột phá. Ví dụ như: Lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp; tổ chức tín dụng được giảm dự trữ ngoại tệ bắt buộc; chính sách ưu tiên cho phát triển công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Một góc thị trấn Dương Đông ,Phú Quốc đang dần trở thành đặc khu hành chính – kinh tế đặc biệt của quốc gia. Ảnh: Bùi Trường Giang - TTXVN |
Dựa trên nghiên cứu các đặc khu kinh tế trên thế giới, chuyên gia Trần Du Lịch cho rằng: Tính tự chủ, tự quản là "linh hồn" của đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt, vì vậy không nên lấy kiểu “trực thuộc hành chính” như các địa phương hiện nay để áp dụng cho những đơn vị này. Ở quan điểm cá nhân, ông Trần Du Lịch đề xuất, những đơn vị này có thể được phân một số quyền của Chính phủ và UBND cấp tỉnh; người đứng đầu đơn vị được Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho một số quyền của Thủ tướng và quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cũng đề nghị làm rõ khái niệm đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt kèm theo đó là mô hình quản lý; giảm cơ chế “xin cho” đối với những đơn vị này, Trung ương và tỉnh chỉ quản lý thông qua cơ chế giám sát; bổ sung thêm nội dung thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước đối với nhà đầu tư…
Tiến Lực