Liệt cơ mặt vì cơn gió lạnh đột ngột
Mấy tuần trước, tan làm, chị Hạnh Ly (28 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) chạy xe máy từ cơ quan ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) về nhà, khoảng 15km. Qua cầu Chương Dương, chị gặp một cơn gió lạnh, khiến chị rùng mình nổi da gà.
“Buổi sáng đi làm, chồng tôi có báo tin có gió mùa đông bắc về, nhiệt độ giảm sâu, nhưng tôi nghĩ gió lạnh đầu mùa không đáng sợ lắm, tôi chỉ khoác thêm áo mỏng. Ai dè, chiều tối hôm đó nhiệt độ giảm thấp, cơn gió lạnh thổi qua khiến tôi về tới nhà còn run lẩy bẩy”, chị Hạnh Ly nhớ lại.
Sau khi cơn gió lạnh “tấn công”, tối đó, chị Ly cảm thấy mắt trái hấp háy liên tục như có “tật”, không thể điều khiển được mắt. Buổi sáng hai ngày sau, tỉnh giấc, chị Ly đánh răng và phát hiện nước chảy khỏi miệng không ngừng, miệng chị cũng không thể ngậm lại như bình thường được.
“Sau đó, tôi bị nặng dần, diễn biến rất nhanh. Buổi trưa ăn cơm ở cơ quan, đồng nghiệp còn trêu tôi “mẻ miệng” khi thức ăn cứ rơi vãi ra ngoài. Cơ miệng méo xệch. Ngay tối hôm đó, tôi bị liệt cơ mặt.
Sáng hôm sau đi khám ở một phòng khám y học cổ truyền, tôi được chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 7” , chị Ly nhớ lại. Ngay sau khi được chẩn đoán bệnh, chị Ly được gia đình đưa tới một phòng khám để massage, đốt kim ngải cứu châm lên các huyệt ở mặt suốt gần một tháng, kết hợp uống thuốc Tây y, tình trạng dần cải thiện.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Châm cứu Trung ương, liệt một nửa mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên là một bệnh rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường gặp nhất là do lạnh.
Trong đó, tiết trời chuyển từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm nhiều bệnh nhân bị nhất. Còn lại do các chấn thương, viêm nhiễm khác (như viêm tai, mũi, họng, chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm...) gây nên.
Thầy thuốc Nhân dân Phùng Đình Khánh (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, y học phương Đông cho rằng, tác nhân gây bệnh này là phong tà, hàn tà, nhiệt tà và huyết ứ xâm phạm vào các lạc mạch của các kinh dương ở mặt, làm mất sự lưu thông của khí huyết dẫn đến kinh cân thiếu nuôi dưỡng gây liệt cơ vùng mặt.
Trong trường hợp liệt nửa mặt do lạnh, y học phương Đông cho rằng đó là do phong hàn phạm kinh lạc (nhằm phân biệt với triệu chứng liệt nửa mặt do viêm nhiễm hay do sang chấn).
Bệnh thường xảy ra rất đột ngột, không lường trước được. Khởi phát thường sau một yếu tố lạnh (như gió lạnh tạt vào mặt), qua một đêm ngủ dậy người bệnh nói, cười khó, súc miệng nước trào ra mép bên liệt, thức ăn đọng lại trong má bên liệt, mắt nhắm không được, miệng méo lệch sang bên lành.
Sau đó, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu Charles – Bell (mắt bên liệt nhắm không kín), biểu hiện rõ của sự mất đối xứng hai bên nửa mặt, các nét tự nhiên ở 1/2 mặt bên liệt bị mờ (mất rãnh mũi má, mất nếp nhăn trán), nhất là khi bệnh nhân làm các động tác theo ý muốn như nhăn trán, thổi sáo, phồng má…
Nặng hơn, bệnh có thể gây biến chứng như gây viêm giác mạc phải đeo kính có gạc hoặc phải khâu mắt. Bệnh nhân cũng có thể mất sự chi phối do thoái hóa thần kinh, gây co cứng 1/2 mặt, mặt méo về bên liệt. Liệt tứ chi kèm theo, liệt hai bên nửa mặt kèm hội chứng Foville (liệt chức năng liếc ngang về bên tổn thương, kèm theo liệt tay chân bên đối diện).
Lưu ý nào để phát hiện, điều trị chứng liệt mặt do lạnh?
Chứng bệnh liệt mặt do lạnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người thường xuyên thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút, thần kinh bị căng thẳng, sức đề kháng giảm dễ nhiễm lạnh là những đối tượng nguy cơ cao dễ gặp hơn.
Ngoài ra, người có thể trạng yếu, ít tập luyện, ít tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường bên ngoài (ít ra gió), có tiền sử hạ đường huyết, tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, phụ nữ có thai, bị bệnh đái tháo đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch, lứa tuổi trung niên, người già... cũng dễ bị méo miệng.
Bệnh cũng hay gặp ở người uống nhiều bia rượu và đi về trong đêm khuya dễ bị lạnh. Lượng cồn trong máu đưa đến não và các cơ quan khác khiến mạch máu co lại (hoặc giãn ra tùy thể trạng mỗi người), làm cơ thể mất nhiều nhiệt, hơi ấm thoát ra ngoài không được bảo vệ, gặp phải khí lạnh sẽ bị cảm.
Khi bị méo miệng, liệt mặt, cần được chữa trị kịp thời và đúng cách, nếu không bệnh có thể để lại di chứng liệt cứng và điều trị rất khó khăn.
Thầy thuốc Nhân dân Phùng Đình Khánh khuyến cáo, tuyệt đối bệnh nhân không được cạo gió, nếu những người có bệnh sử mạn tính như tăng huyết áp thì cần cho uống thuốc hạ huyết áp và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não...
Khi bệnh nhân có những biểu hiện liệt một nửa mặt, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm công thức máu, máu lắng, nước tiểu toàn phần nhằm phát hiện, sàng lọc các nhiễm trùng kèm theo và theo dõi các quá trình viêm, các bệnh của tổ chức liên kết và một số bệnh ác tính.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp điện sinh lý trong thăm khám hệ thần kinh ngoại biên như: Thăm dò tốc độ dẫn truyền thần kinh có thể biết được mức độ tổn thương của dây thần kinh vận động tương ứng; phản xạ Blink (phản xạ nháy mắt) và đếm đơn vị vận động.
Đa số các trường hợp mắc bệnh thường khỏi sau khoảng 1-3 tháng nếu được cấp cứu và điều trị đúng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm sẽ để lại biến chứng và di chứng về vận động và thẩm mỹ.
Để điều trị chứng bệnh, nguyên tắc chung là phải kết hợp giữa y học hiện đại để điều trị nguyên nhân (kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, ức chế virus, dãn mạch, vitamin…) và y học phương Đông để phục hồi chức năng cho dây thần kinh số 7 ngoại biên. Bệnh nhân cũng sẽ được điều trị bằng châm cứu.
Mấy tuần trước, tan làm, chị Hạnh Ly (28 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) chạy xe máy từ cơ quan ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) về nhà, khoảng 15km. Qua cầu Chương Dương, chị gặp một cơn gió lạnh, khiến chị rùng mình nổi da gà.
“Buổi sáng đi làm, chồng tôi có báo tin có gió mùa đông bắc về, nhiệt độ giảm sâu, nhưng tôi nghĩ gió lạnh đầu mùa không đáng sợ lắm, tôi chỉ khoác thêm áo mỏng. Ai dè, chiều tối hôm đó nhiệt độ giảm thấp, cơn gió lạnh thổi qua khiến tôi về tới nhà còn run lẩy bẩy”, chị Hạnh Ly nhớ lại.
Sau khi cơn gió lạnh “tấn công”, tối đó, chị Ly cảm thấy mắt trái hấp háy liên tục như có “tật”, không thể điều khiển được mắt. Buổi sáng hai ngày sau, tỉnh giấc, chị Ly đánh răng và phát hiện nước chảy khỏi miệng không ngừng, miệng chị cũng không thể ngậm lại như bình thường được.
“Sau đó, tôi bị nặng dần, diễn biến rất nhanh. Buổi trưa ăn cơm ở cơ quan, đồng nghiệp còn trêu tôi “mẻ miệng” khi thức ăn cứ rơi vãi ra ngoài. Cơ miệng méo xệch. Ngay tối hôm đó, tôi bị liệt cơ mặt.
Sáng hôm sau đi khám ở một phòng khám y học cổ truyền, tôi được chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 7” , chị Ly nhớ lại. Ngay sau khi được chẩn đoán bệnh, chị Ly được gia đình đưa tới một phòng khám để massage, đốt kim ngải cứu châm lên các huyệt ở mặt suốt gần một tháng, kết hợp uống thuốc Tây y, tình trạng dần cải thiện.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Châm cứu Trung ương, liệt một nửa mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên là một bệnh rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường gặp nhất là do lạnh.
Trong đó, tiết trời chuyển từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm nhiều bệnh nhân bị nhất. Còn lại do các chấn thương, viêm nhiễm khác (như viêm tai, mũi, họng, chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm...) gây nên.
Thầy thuốc Nhân dân Phùng Đình Khánh (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, y học phương Đông cho rằng, tác nhân gây bệnh này là phong tà, hàn tà, nhiệt tà và huyết ứ xâm phạm vào các lạc mạch của các kinh dương ở mặt, làm mất sự lưu thông của khí huyết dẫn đến kinh cân thiếu nuôi dưỡng gây liệt cơ vùng mặt.
Thời điểm chuyển từ mùa thu sang mùa đông dễ khiến nhiều bệnh nhân mắc chứng liệt nửa mặt |
Trong trường hợp liệt nửa mặt do lạnh, y học phương Đông cho rằng đó là do phong hàn phạm kinh lạc (nhằm phân biệt với triệu chứng liệt nửa mặt do viêm nhiễm hay do sang chấn).
Bệnh thường xảy ra rất đột ngột, không lường trước được. Khởi phát thường sau một yếu tố lạnh (như gió lạnh tạt vào mặt), qua một đêm ngủ dậy người bệnh nói, cười khó, súc miệng nước trào ra mép bên liệt, thức ăn đọng lại trong má bên liệt, mắt nhắm không được, miệng méo lệch sang bên lành.
Sau đó, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu Charles – Bell (mắt bên liệt nhắm không kín), biểu hiện rõ của sự mất đối xứng hai bên nửa mặt, các nét tự nhiên ở 1/2 mặt bên liệt bị mờ (mất rãnh mũi má, mất nếp nhăn trán), nhất là khi bệnh nhân làm các động tác theo ý muốn như nhăn trán, thổi sáo, phồng má…
Nặng hơn, bệnh có thể gây biến chứng như gây viêm giác mạc phải đeo kính có gạc hoặc phải khâu mắt. Bệnh nhân cũng có thể mất sự chi phối do thoái hóa thần kinh, gây co cứng 1/2 mặt, mặt méo về bên liệt. Liệt tứ chi kèm theo, liệt hai bên nửa mặt kèm hội chứng Foville (liệt chức năng liếc ngang về bên tổn thương, kèm theo liệt tay chân bên đối diện).
Lưu ý nào để phát hiện, điều trị chứng liệt mặt do lạnh?
Chứng bệnh liệt mặt do lạnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người thường xuyên thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút, thần kinh bị căng thẳng, sức đề kháng giảm dễ nhiễm lạnh là những đối tượng nguy cơ cao dễ gặp hơn.
Ngoài ra, người có thể trạng yếu, ít tập luyện, ít tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường bên ngoài (ít ra gió), có tiền sử hạ đường huyết, tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, phụ nữ có thai, bị bệnh đái tháo đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch, lứa tuổi trung niên, người già... cũng dễ bị méo miệng.
Bệnh cũng hay gặp ở người uống nhiều bia rượu và đi về trong đêm khuya dễ bị lạnh. Lượng cồn trong máu đưa đến não và các cơ quan khác khiến mạch máu co lại (hoặc giãn ra tùy thể trạng mỗi người), làm cơ thể mất nhiều nhiệt, hơi ấm thoát ra ngoài không được bảo vệ, gặp phải khí lạnh sẽ bị cảm.
Khi bị méo miệng, liệt mặt, cần được chữa trị kịp thời và đúng cách, nếu không bệnh có thể để lại di chứng liệt cứng và điều trị rất khó khăn.
Thầy thuốc Nhân dân Phùng Đình Khánh khuyến cáo, tuyệt đối bệnh nhân không được cạo gió, nếu những người có bệnh sử mạn tính như tăng huyết áp thì cần cho uống thuốc hạ huyết áp và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não...
Khi bệnh nhân có những biểu hiện liệt một nửa mặt, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm công thức máu, máu lắng, nước tiểu toàn phần nhằm phát hiện, sàng lọc các nhiễm trùng kèm theo và theo dõi các quá trình viêm, các bệnh của tổ chức liên kết và một số bệnh ác tính.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp điện sinh lý trong thăm khám hệ thần kinh ngoại biên như: Thăm dò tốc độ dẫn truyền thần kinh có thể biết được mức độ tổn thương của dây thần kinh vận động tương ứng; phản xạ Blink (phản xạ nháy mắt) và đếm đơn vị vận động.
Đa số các trường hợp mắc bệnh thường khỏi sau khoảng 1-3 tháng nếu được cấp cứu và điều trị đúng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm sẽ để lại biến chứng và di chứng về vận động và thẩm mỹ.
Để điều trị chứng bệnh, nguyên tắc chung là phải kết hợp giữa y học hiện đại để điều trị nguyên nhân (kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, ức chế virus, dãn mạch, vitamin…) và y học phương Đông để phục hồi chức năng cho dây thần kinh số 7 ngoại biên. Bệnh nhân cũng sẽ được điều trị bằng châm cứu.
Khi thấy dấu hiệu nghi ngờ chứng liệt mặt như: Một bên mặt hơi cứng khác thường, soi gương thấy một bên bị sệ xuống, miệng méo, mắt bên bệnh không thể nhắm kín và có nước mắt chảy ra... cần xem xét. Nếu thấy các triệu chứng chỉ có ở mặt thì nên nghĩ tới chứng liệt dây thần kinh mặt. Để phòng tránh méo miệng, liệt mặt mùa lạnh, cần giữ ấm, tránh để nhiễm lạnh, nhất là lạnh đột ngột. Tránh ngồi trúng luồng gió, không tắm quá khuya. |
Theo giadinhxahoi.com.vn