Cần Giờ phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng

Cần Giờ phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng
Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, những sản phẩm du lịch này được khai thác từ chính những tiềm năng, lợi thế rất lớn chỉ có tại huyện Cần Giờ. Cụ thể như huyện Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố có bờ biển dài, hệ thống sông rạch chằng chịt; Khu rừng dự trữ sinh quyển thế giới; có các làng nghề truyền thống, các mô hình nuôi trồng thủy hải sản, nuôi chim yến…

Để những sản phẩm này thật sự thu hút du khách trong và ngoài nước, phải quảng bá rộng rãi hơn nữa sản phẩm du lịch của Cần Giờ đến người dân và du khách. Các nhà quản lý đia phương cần tăng cường kết nối, tạo cầu nối cho doah nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.  

UBND huyện Cần Giờ cần nghiên cứu xây dựng đầu tư 1 – 2 cầu phà riêng dành cho du lịch, hoặc những nhà bè nổi trên sông để người dân và du khách có những trạm dừng chân, kết hợp với tham quan tìm hiểu ở các khu vực nuôi hào, sò huyết của người dân địa phương.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đi khảo sát thực tế tại huyện Cần Giờ vào ngày 25/12/2016. Ảnh: Nguyễn Chung - TTXVN
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đi khảo sát thực tế tại huyện Cần Giờ vào ngày 25/12/2016. Ảnh: Nguyễn Chung - TTXVN
Theo ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, huyện sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, thực hiện những giải pháp trọng tâm, trong đó có việc đảm bảo giao thông thông thoáng trong những ngày nghỉ lễ, Tết. Mặt khác, phối hợp với Sở Du lịch để nâng cao năng lực phục vụ nhà hàng, khách sạn, tạo thuận lợi, thoải mái cho du khách; tăng cường giới thiệu cho du khách các sản phẩm hải sản như khô các dứa, mắm tôm, mắm còng…  
Rừng ngập mặn Cần Giờ được xem như là "Lá phổi xanh" của Thành phố Hồ Chí Minh và đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000. Tuyến tham quan Rừng Sác, đảo khỉ, xã đảo Thạnh An và các cánh rừng ngập mặn Cần Giờ cũng là hành trình được du khách ưa thích. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
Rừng ngập mặn Cần Giờ được xem như là "Lá phổi xanh" của Thành phố Hồ Chí Minh và đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000. Tuyến tham quan Rừng Sác, đảo khỉ, xã đảo Thạnh An và các cánh rừng ngập mặn Cần Giờ cũng là hành trình được du khách ưa thích. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
Huyện Cần Giờ hiện có 7 khu, điểm du lịch; 3 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng và 15 cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng; 2 nhà hàng và 1 cơ sở mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Hiện huyện đã ứng dụng công nghệ GIS trong xây dựng Bản đồ du lịch và Cẩm nang du lịch Cần Giờ điện tử tích hợp tại: http://dulichcangio.hcmgis.vn, tạo điều kiện quảng bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh du lịch Cần Giờ đến với du khách.  

Trong 5 năm gần đây, tốc độ tăng bình quân hàng năm đối với lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Cần Giờ đạt 9,8%, tổng thu du lịch tăng bình quân hàng năm đạt 18,4%. Năm 2016, du khách đến Cần Giờ ước đạt hơn 1 triệu lượt, tăng 53,5% so với cùng kỳ, tổng thu du lịch đạt 402,6 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm