Theo thống kê, các tỉnh Tây Nguyên có trên 1,12 triệu ha cây công nghiệp dài ngày, chiếm trên 53% tổng diện tích gieo trồng các loại cây trong toàn vùng; trong đó, nhiều nhất là cà phê, với tổng diện tích lên 582.149 ha, cao su có 251.348 ha, hồ tiêu có trên 85.000 ha…Đắk Lắk chiếm gần 29% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của toàn vùng, tiếp đến là tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông, tỉnh Kon Tum chỉ chiếm 9,1%. Tây Nguyên đã trở thành vùng trọng điểm cà phê, hồ tiêu của cả nước.
Đắk Lắk là địa phương có diện tích, sản lượng cà phê nhân nhiều nhất trong cả nước, với 201.152 ha, chiếm trên 40% diện tích cà phê của cả vùng Tây nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng mỗi năm đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên. Đây cũng là mặt hàng nông sản chiếm tới 86% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản, đóng góp trên 20% tổng thu ngân sách của địa phương.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Lắk, ngành cà phê của tỉnh Đắk Lắk cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 300.000 lao động trực tiếp và hơn 100.000 lao động gián tiếp, đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị củng cố quốc phòng trên địa bàn. Đời sống đồng bào các dân tộc vùng trồng cà phê, hồ tiêu của tỉnh từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng được tăng lên, số hộ nghèo giảm dần, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng từ nguồn thu xuất khẩu cà phê ngày càng nhiều phục vụ tốt yêu cầu sản xuất và đời sống cho đồng bào các dân tộc…
Tuy nhiên, việc phát triển “nóng”, ồ ạt, vượt quá quy hoạch, trồng ngoài vùng quy hoạch các loại cây công nghiệp dài ngày ở các tỉnh Tây Nguyên vừa qua, nhất là cây cà phê, hồ tiêu dẫn đến việc khai thác tài nguyên đất, nước thiếu khoa học, lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…đã đe dọa sự phát triển thiếu bền vững của các loại cây công nghiệp dài ngày này.
Mặt khác, đa số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều…đều xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế, công nghệ chế biến lạc hậu, mẫu mã chưa hấp dẫn, giá thành sản xuất cao dẫn đến tính cạnh tranh kém nên giá trị gia tăng chưa cao, bị ép giá trên thị trường….
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích các loại cây công nghiệp dài ngày, nhất là cây cà phê và cây hồ tiêu nhằm phát triển cà phê, hồ tiêu theo quy hoạch để thích hợp với các điều kiện tự nhiên, chủ động nguồn nước tưới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả phát triển bền vững.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên ổn định diện tích 530.000 ha cà phê; trong đó, tỉnh Đắk Lắk giảm diện tích xuống chỉ còn 190.000 ha, Lâm Đồng 150.000 ha, Đắk Nông 115.000 ha, Gia Lai 75.000 ha. Đặc biệt, tuy diện tích giảm nhưng các tỉnh Tây Nguyên tập trung đầu tư trồng tái canh, ghép cải tạo bằng các giống cà phê mới, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh để mỗi niên vụ vẫn đạt sản lượng từ 1,2 đến 1,3 triệu tấn cà phê nhân (bằng diện tích cũ).
Các tỉnh Tây Nguyên cũng kêu gọi đầu tư để xây dựng các nhà máy chế biến sâu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè…. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu để góp phần nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người sản xuất trên địa bàn Tây Nguyên.
Phơi cà phê nguyên hạt sau thu hoạch tại xã Thuận An, huyện Đắk Mil. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN |
Đắk Lắk là địa phương có diện tích, sản lượng cà phê nhân nhiều nhất trong cả nước, với 201.152 ha, chiếm trên 40% diện tích cà phê của cả vùng Tây nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng mỗi năm đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên. Đây cũng là mặt hàng nông sản chiếm tới 86% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản, đóng góp trên 20% tổng thu ngân sách của địa phương.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Lắk, ngành cà phê của tỉnh Đắk Lắk cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 300.000 lao động trực tiếp và hơn 100.000 lao động gián tiếp, đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị củng cố quốc phòng trên địa bàn. Đời sống đồng bào các dân tộc vùng trồng cà phê, hồ tiêu của tỉnh từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng được tăng lên, số hộ nghèo giảm dần, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng từ nguồn thu xuất khẩu cà phê ngày càng nhiều phục vụ tốt yêu cầu sản xuất và đời sống cho đồng bào các dân tộc…
Tuy nhiên, việc phát triển “nóng”, ồ ạt, vượt quá quy hoạch, trồng ngoài vùng quy hoạch các loại cây công nghiệp dài ngày ở các tỉnh Tây Nguyên vừa qua, nhất là cây cà phê, hồ tiêu dẫn đến việc khai thác tài nguyên đất, nước thiếu khoa học, lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…đã đe dọa sự phát triển thiếu bền vững của các loại cây công nghiệp dài ngày này.
Công nhân công ty cà phê Thắng Lợi phân loại thu hái cà phê. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN |
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích các loại cây công nghiệp dài ngày, nhất là cây cà phê và cây hồ tiêu nhằm phát triển cà phê, hồ tiêu theo quy hoạch để thích hợp với các điều kiện tự nhiên, chủ động nguồn nước tưới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả phát triển bền vững.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên ổn định diện tích 530.000 ha cà phê; trong đó, tỉnh Đắk Lắk giảm diện tích xuống chỉ còn 190.000 ha, Lâm Đồng 150.000 ha, Đắk Nông 115.000 ha, Gia Lai 75.000 ha. Đặc biệt, tuy diện tích giảm nhưng các tỉnh Tây Nguyên tập trung đầu tư trồng tái canh, ghép cải tạo bằng các giống cà phê mới, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh để mỗi niên vụ vẫn đạt sản lượng từ 1,2 đến 1,3 triệu tấn cà phê nhân (bằng diện tích cũ).
Các tỉnh Tây Nguyên cũng kêu gọi đầu tư để xây dựng các nhà máy chế biến sâu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè…. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu để góp phần nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người sản xuất trên địa bàn Tây Nguyên.
Quang Huy