Các hoạt động với sự tham gia của khoảng 150 đồng bào các dân tộc Mông (đến từ tỉnh Hà Giang), Khơ Mú (Nghệ An), Thái (Sơn La), Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mường (Hòa Bình), Ơ Đu (Nghệ An), Dao (Hà Nội), Tà Ôi và Cơ Tu (Thừa Thiên - Huế), Xơ Đăng (Kon Tum), Raglai (Ninh Thuận), Ê Đê (Đắk Lắk), Bahnar (Gia Lai), Khmer (Sóc Trăng), Cống (Điện Biên) cùng sự tham gia của các nghệ sĩ, sinh viên Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Điểm nhấn trong số các hoạt động tháng 12 là “Phiên chợ vùng cao chào đón năm mới 2020” tái hiện không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía Bắc, nơi mua bán, trao đổi hàng hoá và là nơi gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt văn hoá với bức tranh đa dạng, phong phú, sinh động về sản vật văn hoá dân tộc; giới thiệu nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mông, dân tộc Cống tỉnh Điện Biên.
Điểm nhấn trong số các hoạt động tháng 12 là “Phiên chợ vùng cao chào đón năm mới 2020” tái hiện không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía Bắc, nơi mua bán, trao đổi hàng hoá và là nơi gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt văn hoá với bức tranh đa dạng, phong phú, sinh động về sản vật văn hoá dân tộc; giới thiệu nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mông, dân tộc Cống tỉnh Điện Biên.
Đồng bào biểu diễn điệu múa truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Hoàng Hải |
Không gian “Trà Thái Nguyên” sẽ hội tụ sắc màu văn hóa của tỉnh Thái Nguyên với sự kết nối giữa văn hóa trà và thưởng trà, không cầu kỳ mà đơn giản, tình cảm và không khí giao lưu văn hóa độc đáo. Các trà nương sẽ thực hiện các công đoạn pha chế trà để cùng cảm nhận vị thơm nồng đậm đà của trà, để hiểu giá trị cuộc sống và nét tinh tế của người dân vùng chè. Màu của nước vàng sánh trong xanh, hương trà đậm vị hương hoa tự nhiên. Vị đắng chát gợi lên nỗi vất vả, cần lao của người làm trà truyền thống. Vị ngọt mát sau khi uống chính là tâm hồn của người dân nơi đây giàu tình, giàu nghĩa, thủy chung. Thưởng trà cũng là để cho mỗi người chúng ta thiện hơn, được chia sẻ nhiều hơn, đoàn kết hơn, gắn bó hơn. Không gian trà sẽ kết hợp với không gian giới thiệu nghệ thuật đàn Tính hát Then trong âm hưởng dân gian truyền thống để ngày xuân vang mãi câu Then.
Không gian giới thiệu nghề truyền thống của các dân tộc tỉnh Điện Biên sẽ giới thiệu người phụ nữ dân tộc Cống không chỉ thạo nghề canh cửi mà họ còn rất giỏi kỹ thuật đan lát đồ mây tre đan với các sản phẩm nổi tiếng như chiếu mây nhuộm màu, bung, bem, khạp...
Đống bào dân tộc Mông sẽ giới thiệu “Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải - tri thức dân gian về một nghề thủ công truyền thống đã gắn với đồng bào tự ngàn xưa”; Giới thiệu với du khách các quy trình tạo nên một sản phẩm dệt như kỹ thuật se lanh dệt vải và đặc biệt là kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong…, trưng bày giới thiệu các sản phẩm nhiều màu sắc tới du khách. Tri thức dân gian này chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
Đồng bào dân tộc Dao giới thiệu ẩm thực bánh dày. Ảnh: Hoàng Hải |
Đặc biệt nhân dịp này, đồng bào dân tộc Cống ở tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức tái hiện “Tết hoa” đặc sắc của dân tộc mình. Tết Hoa được đồng bào dân tộc Cống tổ chức sau những công việc cuối cùng của mùa vụ. Đây là dịp cộng đồng dân tộc Cống hướng về cội nguồn tổ tiên, cùng tôn vinh bản sắc nét đẹp truyền thống văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc mình, đánh dấu một năm cũ khép lại mùa màng bội thu, chuẩn bị cho một năm mới an lành nhiều may mắn.
Bên cạnh đó là Chương trình dân ca dân vũ “Vui chợ phiên chào đón năm mới” với các các tiết mục dân ca, dân vũ mừng đất nước đổi mới, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng, miền chào đón năm mới và các trò chơi dân gian tạo một không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm mang đậm nét truyền thống dân tộc, thể hiện sự đa dạng độc đáo của văn hóa vùng miền cùng nhau chào đón năm mới.
Vào các dịp cuối tuần sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật “Sắc hoa cao nguyên” của các nghệ sỹ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và các hoạt động văn hóa theo chủ đề “Sắc hoa” tại cụm Thung lũng hoa Tam giác mạch, cụm Cánh đồng Tổ quốc gấm hoa, cụm hoa Dã quỳ...
Hoàng Hải