Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hoà phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Khánh Sơn và UBND xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn vừa tiến hành khảo sát thực địa về tình trạng một số hộ dân chặt bỏ cây bưởi da xanh; đồng thời, khuyến cáo nông dân không nên chặt bỏ loại cây này.
Bắt đầu từ ngày 24 tháng Chạp âm lịch, bà con trồng bưởi da xanh tại vùng trồng bưởi của phường Hắc Dịch và xã Sông Xoài, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bắt đầu vào những ngày cao điểm thu hoạch.
Sau xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa, trái bưởi tươi Việt Nam có "visa" đi Mỹ thực sự là tin vui cho ngành nông nghiệp và bà con nông dân ngay trong thời điểm cả nước quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Trái bưởi tươi chính thức được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Hoa Kỳ sau hơn 6 năm đàm phán; trong đó, bưởi da xanh Bến Tre sẽ là lô hàng đầu tiên được xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào ngày mai 28/11.
Hiện nay, giá bưởi da xanh tại Tiền Giang đang hồi phục mạnh, mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân trồng bưởi để ổn định sản xuất và đời sống sau đại dịch COVID-19.
Ngày 24/3, Hợp tác xã Bưởi da xanh Bến Tre phối hợp Dự án phát triển Hợp tác xã Việt Nam - VCED tổ chức lễ khai trương khu phức hợp đa chức năng. Đây là hợp tác xã đầu tiên tại tỉnh Bến Tre sở hữu một khu phức hợp đa chức năng để vận hành hoạt động từ khâu sản xuất, thu mua, kho trữ hàng hóa đến chế biến sản phẩm.
Chị Danh Thị Kim Ảnh, người dân tộc Khmer, ở ấp Phước Ninh, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành là gương phụ nữ khởi nghiệp điển hình được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang biểu dương.
Trước tình hình hồ tiêu liên tục mất giá, những năm trở lại đây, người dân huyện biên giới Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, đã từng bước chuyển đổi diện tích cây trồng sang bưởi da xanh, bước đầu mang lại luồng gió mới giúp cải thiện đời sống kinh tế.
Nhà vườn ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đang rất phấn khởi khi thực hiện hiệu quả mô hình trồng bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP, có được thị trường đầu ra sản phẩm thuận lợi, bán được giá cao, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/ha/năm.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn đang là tiêu chí được nhiều nhà vườn ở Trà Vinh hướng đến nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản và có thị trường tiêu thụ bền vững. Mô hình trồng bưởi da xanh theo chuẩn VietGAP của Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh ấp Ô Chích A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành là minh chứng về tính hiệu quả trong sản xuất an toàn của nông dân Trà Vinh.
Hiện nay, tại Bà Rịa-Vũng Tàu bắt đầu hình thành một số mô hình sản xuất, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang hướng hữu cơ. Điển hình là mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ ở thị xã Phú Mỹ đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, bền vững, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.
Trước đây, người tiêu dùng ở Ninh Thuận vốn quen với bưởi da xanh từ các tỉnh miền Tây Nam bộ chuyển ra, thì nay đã có thể thưởng thức sản phẩm này được trồng ngay tại chính địa phương với thương hiệu bưởi da xanh Phước Bình.
Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân trồng bưởi da xanh trên địa bàn xã Sông Xoài, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng thành công kỹ thuật xử lý cho bưởi ra hoa trái vụ. Giá bưởi trái vụ đang ngày càng tăng cao, dễ tiêu thụ nên số hộ trồng bười da xanh nghịch vụ trên địa bàn xã tăng cao.
Sau khi trồng thí điểm thành công ở một số hộ dân, chính quyền huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã nhân rộng diện tích cây bưởi da xanh cho người dân ở nhiều xã trên địa bàn huyện. Hiện bưởi da xanh đang được trồng theo chuỗi liên kết nhằm giúp người dân ổn định đầu ra, nâng giá trị nông sản, tạo nguồn thu nhập sớm thoát nghèo.
Những năm gần đây, tỉnh Trà Vinh không ngừng khuyến khích nông dân đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Nhờ vậy, nhiều vùng “đất khó” đã được chuyển sang nuôi trồng các loại cây, con mới cho hiệu quả kinh tế khá cao, đem lại cho nông dân mức lợi nhuận tăng gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đó.
Ông Nguyễn Phúc Hiệp, Trưởng phòng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre) cho biết, hiện sâu đục trái bưởi đang gây hại tại nhiều vườn bưởi da xanh trong tỉnh. Ngành chức năng phối hợp với nông dân tăng cường các giải pháp nhằm ngăn chặn việc lây lan trên diện rộng.
Nhờ cải tạo vườn tạp sang trồng bưởi da xanh đặc sản mà vượt qua khó khăn, làm giàu là trường hợp bà Nguyễn Thị An Thuận, cư ngụ tại Đạo Thạnh – một xã ven thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. Gia đình bà An Thuận có 4.000 m2 đất trước đây là vườn tạp, trong vườn trồng mỗi thứ một ít, mùa nào thức nấy nhưng thu nhập không cao. Để khai thác hiệu quả khu vườn, bà tập trung cải tạo, chuyển đổi sang trồng chuyên canh bưởi da xanh, một loại cây ăn quả đặc sản đang được thị trường ưa chuộng.
“Vua bưởi da xanh” là danh hiệu người dân vùng trồng chuyên canh bưởi da xanh xã Song Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) dành cho ông Phạm Hoàng Minh (sinh năm 1950), nông dân làm giàu từ cây bưởi da xanh đặc sản tại địa phương.
Ngày 15/3, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ công bố chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho hai sản phẩm nông nghiệp chủ lực là dừa tươi uống nước xiêm xanh và bưởi da xanh. Đây là hai loại đặc sản được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý vào ngày 26/1/2018, ghi nhận tổ chức quản lý Chỉ dẫn địa lý là UBND tỉnh Bến Tre.
Hiện nay, chủ trương chuyển đổi sản xuất, lập vườn cây ăn quả đặc sản trên đất thuần nông được nông dân tỉnh Tiền Giang nhiệt tình hưởng ứng. Đã xuất hiện những mô hình tốt, cách làm hay, hiệu quả mà điển hình có mô hình trồng bưởi da xanh của ông Võ Văn Nam, ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành.
Những năm gần đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh nên nhiều hộ đồng bào Raglai ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận có nguồn thu nhập khá. Nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu, bởi bưởi da xanh đang mở ra một hướng đi mới trong tư duy đột phá làm kinh tế của đồng bào vùng cao.
Ngày 5/3, ông Lâm Văn Tân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre cho biết, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00062 đối với sản phẩm bưởi da xanh Bến Tre.
Bưởi da xanh chuẩn hàng loại 1 có vị ngọt, thơm phảng phất, căng mọng nước nhưng múi không nát. Bạn có thể tham khảo cách chọn mua bưởi da xanh chuẩn hàng loại 1 dựa theo kinh nghiệm của người bán hàng.
Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấy cây trồng, vật nuôi ở xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang phát triển mạnh mẽ. Nhiều hộ dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Anh Tăng Tấn Hưng, ở ấp Phú An A, là một điển hình về chuyển đổi cây trồng thành công từ cây lúa sang cây bưởi da xanh, mỗi năm vườn bưởi da xanh của anh cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Ngày 21/11, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre tổ chức hội thảo liên kết, phát triển chuỗi giá trị bưởi da xanh và chôm chôm tỉnh Bến Tre theo hướng bền vững. Đây là hai loại nông sản được tỉnh Bến Tre chọn xây dựng chuỗi giá trị chủ lực của tỉnh. Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp và các tổ hợp tác, hợp tác xã cùng nhau bàn cách để đưa trái bưởi da xanh và chôm chôm của tỉnh phát triển theo hướng bền vững.
Theo phản ánh của người dân trồng bưởi da xanh tại xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện có rất nhiều diện tích bưởi da xanh trên địa bàn bị nhiễm các bệnh vàng lá và thối rễ, các sâu hại tấn công như: bọ xít muỗi, bọ trĩ, nhện trắng, nhện đỏ tấn công vườn bưởi. Khiến người trồng bưởi đang rất vất vả, lao đao tìm cách chữa bệnh cho cây.