Ngày 23/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, UBND huyện Quảng Ninh tổ chức Khánh thành và bàn giao 8 nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại bản Dốc Mây (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh).
Giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên của vùng sâu trong đất liền rộng lớn đang từng bước được khai thác bền vững để xây dựng môi trường du lịch đảm bảo tính sinh thái, nhân văn và chia sẻ lợi ích với cộng đồng.
Với sự chủ động vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào được gìn giữ, phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ.
Dưới mái nhà chung là dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc thiểu số gồm Bru-Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Gié - Triêng và các dân tộc anh em khác ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng còn giữ nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng độc đáo và phong phú.
Ngày 19/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự các xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng miền núi của tỉnh.
Người Bru-Vân Kiều sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thuộc miền tây các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình. Mỗi làng là một điểm cư trú quần tụ.
Bên cạnh phong tục thờ cúng tổ tiên, người Vân Kiều còn thờ tín ngưỡng đa thần (thần mặt trời, thần bản mệnh, thần lúa, thần sông, thần cây, thần núi...) cùng với đó là hệ thống lễ hội (lễ hội đập trống, phát rẫy, được mùa, mừng lúa mới, rước hồn lúa...) liên quan đến chu kỳ canh tác.
Người Pa Kô - Vân Kiều sinh sống trên địa bàn huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị) từ lâu đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống.Đã có thời điểm, nghề dệt thổ cẩm bị mai một, sản phẩm làm ra không có người mua. Tuy nhiên, thời gian qua, được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pa Kô - Vân Kiều đã được khôi phục và phát triển.
Là một nghề truyền thống của đồng bào thiểu số Pa Cô, Vân Kiều sống trên địa bàn huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị, nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây. Đã có thời điểm, nghề bị mai một theo năm tháng, khi giới trẻ chạy theo xu hướng thời trang với những bộ trang phục hiện đại, người già không mặn mà khi sản phẩm dệt ra không có người mua. Hiện nay, mọi chuyện đã thay đổi khi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của huyện ngày càng nổi tiếng, được mọi người biết đến bởi nét độc đáo riêng. Điều này có được là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén và sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành, chính quyền địa phương…
Nằm về phía tây của tỉnh Quảng Trị là đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, nơi trú ngụ của đồng bào thiểu số Vân Kiều. Trải qua thăng trầm của lịch sử, những con người nơi đây đã cùng nhau đoàn kết, bảo vệ và xây dựng bản làng đổi mới. Bên cạnh phát huy truyền thống cách mạng, người dân các dân tộc thiểu số còn bảo tồn, phát triển kho tàng văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Một trong những giá trị văn hóa đó là làn điệu dân ca hát xà nớt của người Vân Kiều.
Người Bru-Vân Kiều sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thuộc miền tây các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình. Mỗi làng là một điểm cư trú quần tụ. Mỗi gia đình có nhà riêng, ở nhà sàn, bếp lửa bố trí ngay trên sàn nhà, kiêng nằm ngang sàn.
Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị chủ yếu gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều (một nhóm của dân tộc Bru-Vân Kiều) và Pa Cô (một nhóm của dân tộc Tà Ôi).