Bộ Y tế đề xuất mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá

Ngày 27/12, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo góp ý về mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá và tăng diện tích in cảnh báo trên bao bì thuốc lá.

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Nghị định 77/2013/NĐ-CP và Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã có hơn một thập kỷ triển khai tại Việt Nam, đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng bộc lộ không ít bất cập cần được khắc phục. Bộ Y tế đã chủ động làm đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để thực hiện đồng bộ các quy định, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao hiệu quả của pháp luật trong bối cảnh mới.

Một trong những vấn đề lớn đặt ra hiện nay là tình trạng hút thuốc tại các quán bar, karaoke, vũ trường, nhà hàng và quán ăn. Mặc dù đã có quy định yêu cầu cấm hút thuốc ở những nơi này nhưng thực tế có nhiều cơ sở vẫn cho phép hút thuốc hoặc bố trí khu vực hút thuốc không đúng quy định. Ngoài ra, nhiều nơi thiếu biển báo cấm hút thuốc hoặc biển báo có kích thước và vị trí không hợp lý, làm giảm hiệu quả trong việc nhắc nhở người dân về việc tuân thủ luật.

Đặc biệt, công tác kiểm tra và xử lý vi phạm tại các bến tàu, nhà ga, các địa điểm công cộng khác còn hạn chế do thiếu nhân lực và phương tiện giám sát. Nhiều cơ sở còn hiểu sai quy định về việc bố trí khu vực hút thuốc trong nhà, dẫn đến tình trạng lạm dụng quy định này. Điều này cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 77/2013/NĐ-CP để đảm bảo các quy định được thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Về việc in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, Thông tư số 05/2013/TTLT-BYT-BCT cũng quy định diện tích in cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao bì thuốc lá, mẫu phải được thay đổi định kỳ 2 năm/lần.

Theo bà Hoàng Thị Thu Hương, chuyên viên Vụ Pháp chế, nội dung và hình ảnh cảnh báo đã không thay đổi trong suốt 10 năm qua, dẫn đến giảm hiệu quả trong việc cảnh báo người dân về tác hại của thuốc lá. Việc thay đổi diện tích in cảnh báo, cũng như thay đổi mẫu cảnh báo định kỳ sẽ giúp tăng cường hiệu quả tuyên truyền và nhắc nhở người dân về những nguy cơ sức khỏe do thuốc lá gây ra. Ngoài ra, thuốc lá nhập lậu hiện không có cảnh báo hình ảnh, gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý và giảm hiệu quả của các chiến dịch tuyên truyền.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Y tế đưa ra một số đề xuất quan trọng nhằm cập nhật các quy định và chính sách về phòng chống tác hại của thuốc lá. Một trong những đề xuất nổi bật là mở rộng diện tích cấm hút thuốc, chuyển đổi dần từ việc bố trí khu vực hút thuốc trong nhà sang cấm hoàn toàn tại các địa điểm công cộng, thí điểm tổ chức khu vực hút thuốc ngoài trời tại các sân bay, nhà ga và khách sạn.

Bộ Y tế cũng đề xuất thay đổi diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, từ mức yêu cầu hiện tại là 50% diện tích bao bì lên ít nhất 75%, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo báo cáo về nạn dịch thuốc lá của Tổ chức Y thế giới (WHO) năm 2023, hiện có 74 quốc gia áp dụng môi trường không khói thuốc 100%, bảo vệ 2,1 tỷ người khỏi phơi nhiễm khói thuốc lá thụ động. Chia sẻ kinh nghiệm của Bắc Kinh (Trung Quốc), nơi đã triển khai chính sách 100% không khói thuốc, Thạc sĩ Lê Thị Thu, Cố vấn cao cấp Tổ chức Chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá cho hay, chính sách này đã bảo vệ được 237 triệu người dân, tương đương 16,8% tổng dân số Bắc Kinh. Đặc biệt, Bắc Kinh đã triển khai ứng dụng điện thoại thông minh để người dân có thể phản ánh tình trạng vi phạm, đồng thời sử dụng mạng lưới 15.000 tình nguyện viên để kiểm tra và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng quy định.

Mục tiêu chính của việc sửa đổi Nghị định 77/2013/NĐ-CP là giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, đạt hiệu quả của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá. Việc tăng diện tích cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá cũng nhằm giảm tỷ lệ phơi nhiễm với thuốc lá và ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt trong các khu vực trong nhà.

Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu và đề xuất các biện pháp xử phạt nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm quy định cấm hút thuốc tại các địa điểm công cộng. Việc tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng là một trong những biện pháp quan trọng để đạt được hiệu quả cao trong việc phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam. Bộ Y tế cũng tiếp tục nghiên cứu các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và bảo vệ sức khỏe người dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

HQ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.