Đặc tính của bồ kết
Theo Đông y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh Phế, Đại tràng. Có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng; làm cho hắt hơi. Dùng chữa trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, đờm suyễn, sáng mắt, ích tinh.
Còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giác, tạo giáp, trư nha tạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Quả bồ kết (tạo giác - Fructus Gleditschiae), là quả bồ kết chín khô. Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột.
Theo Đông y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh Phế, Đại tràng. Có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng; làm cho hắt hơi. Dùng chữa trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, đờm suyễn, sáng mắt, ích tinh.
Còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giác, tạo giáp, trư nha tạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Quả bồ kết (tạo giác - Fructus Gleditschiae), là quả bồ kết chín khô. Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột.
Hạt bồ kết (tạo giác tử - Semen Gleditschiae), là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô.
Gai bồ kết (tạo thích, tạo giác thích - Spina Gleditschiae), là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô. Chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng.
Trong y học hiện đại, trong bồ kết có chứa hỗn hợp flavonozit và saponaretin có hoạt tính chống siêu vi trùng, kích thích quá trình mọc tóc, trị rụng tóc, đồng thời chất này còn có tác dụng giảm đau hiệu quả.
Công dụng của bồ kết với sức khỏe con người
Hiện nay bồ kết được một số bệnh viện sử dụng để thông khoan, chữa táo bón, tắc ruột cho cả trẻ em và người lớn.
Hỗ trợ tiêu hóa: Bồ kết chứa nhiều chất protein, vitamin E và glycosid (một loại có tính chất tẩy rửa nhẹ giống như thuốc xổ). Tuy glycosid độc nhưng lại có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng lực co bóp cho trực tràng, dạ dày và ruột non. Từ đó thúc đẩy việc hấp thụ thức ăn và hòa tan các chất xơ một cách dễ dàng.
Bồ kết có thể trị rụng tóc, chốc đầu ở trẻ bằng cách đốt ra than sau đó tán nhỏ rồi đắp lên vết chốc, lở đã được rửa sạch trước đó.
Đối với những trẻ bị lở ngứa do nấm thì đem ngâm bồ kết với nước nóng, lấy nước đó rửa sạch chỗ bị lở ngứa. Bồ kết sau đó đem đi đốt và tán nhỏ rồi đắp lên vết thương lúc nãy.
Tác dụng thông mũi: Trái bồ kết tươi đem nấu nước hoặc phơi khô rồi nghiền nhỏ phải với nước uống đẻ giúp thông tắc mũi, giúp tinh thần càng sảng khoái hơn.
Chữa quai bị : Bồ kết (15g) đem đốt thành than rồi tán nhỏ trộn với giấm thanh, tẩm thuốc đó lên chỗ bị quai bị. 20 phút thay 1 lần và làm trong vòng 3 ngày.
Bồ kết trị trúng gió, méo miệng: khi bị trúng gió méo mồm chỉ cần nướng giòn 10 quả bồ kết rồi tán nhỏ, trộn với dấm đem đắp lên miệng. Miệng méo bên nào thì đắp thuốc lên bên ngược lại.
Trị co giật, sùi đờm, dãi, hen suyễn: Dùng bột bồ kết sau khi đã được nướng tán nhỏ trộn với phèn phi, hòa vào nước uống 6 lần, mỗi lần 0,5g.
Gội đầu bằng bồ kết có tác dụng làm mượt tóc, sạch gầu: Bồ kết đặc biết hữu ích với mái tóc. Dùng bồ kết gội đầu khiến mái tóc trở nên dày và óng ả hơn. Nấu nước bồ kết rồi pha thêm nước lạnh và gội đều đăn để trị rụng tóc hiệu quả.
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)