Nội dung và hình thức sách giáo khoa theo phương pháp dạy học tích cực
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi biên soạn sách giáo khoa để thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2002-2003, các tác giả đã thiết kế một số bảng số liệu để trống nhằm hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm; xây dựng hệ thống bài tập đa dạng về hình thức (tự luận, trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi) nhằm rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy phù hợp với từng nội dung kiến thức, hướng dẫn học sinh tự học, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau trong kiểm tra, đánh giá theo xu thế chung của các nước trên thế giới.
Khi thay sách giáo khoa từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn giáo viên về việc sử dụng sách giáo khoa để tổ chức hoạt động học của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực.
Cụ thể, đối với các bài có thí nghiệm, học sinh cần được tổ chức tiến hành theo nhóm và ghi số liệu vào bảng trong Phiếu học tập (lập theo mẫu trong sách giáo khoa) để tính toán, phân tích, rút ra kết luận. Như vậy, học sinh không cần ghi số liệu thí nghiệm vào bảng trong sách giáo khoa.
Đối với các dạng bài tập trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi, đánh dấu, học sinh phải ghi vào vở phương án trả lời (dự kiến), kèm theo lời giải thích để trình bày, thảo luận trên lớp, không ghi trực tiếp vào sách giáo khoa. Vì sách giáo khoa được sử dụng đang trong quá trình học sinh học tập để thu nhận kiến thức mới nên các bài tập được đưa ra với vai trò là "tình huống" để học sinh "dự đoán". Dự đoán này của học sinh chưa chắc chắn đúng, thậm chí phần nhiều là chưa đúng, học sinh trong lớp có nhiều phương án lựa chọn khác nhau (nếu như "tình huống" hay) để tạo "mâu thuẫn nhận thức" trong quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng các dạng bài tập đó làm "tình huống học tập" để hướng dẫn học sinh ghi vào vở "dự kiến phương án trả lời và giải thích lí do lựa chọn" để trình bày, thảo luận, bảo vệ phương án đúng, như vậy mới thực hiện đúng tinh thần của phương pháp dạy học tích cực mà sách giáo khoa hướng tới. Nếu trong dạy học, giáo viên cho học sinh trả lời bằng cách viết, vẽ trực tiếp vào sách giáo khoa rồi đánh giá kết quả là "đúng hay sai" thì hiệu quả hoạt động dạy học không cao, hạn chế trong việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Để quán triệt việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực và hạn chế viết vào sách giáo khoa trong quá trình thực hiện các hoạt động học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách để sử dụng sách giáo khoa được lâu bền. Tuy nhiên, việc sử dụng lại sách giáo khoa hiện mới đạt khoảng 35%.
Không được ép buộc học sinh mua sách tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Sách tham khảo theo chương trình giáo dục phổ thông được nhiều nhà xuất bản tổ chức xuất bản và phát hành trên thị trường như: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (có nhiều Công ty trực thuộc tham gia), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh... Vì vậy, mỗi môn học có rất nhiều sách tham khảo theo từng khối, lớp và cách thức tiếp thị, phát hành cũng đa dạng.
Để quản lí việc sử dụng sách tham khảo trong các nhà trường bảo đảm chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 7/7/2014 Quy định về quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Để tránh việc giáo viên cố tình đưa nhiều nội dung từ sách tham khảo vào các bài kiểm tra để bắt ép học sinh mua sách, Thông tư quy định: "Giáo viên không được sử dụng những nội dung vượt quá chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, sách giáo khoa trong các xuất bản phẩm tham khảo để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, học viên trong quá trình dạy học." "Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào.".
Nhà xuất bản không được tự quyết định giá bìa sách giáo khoa
Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn sách giáo khoa để thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2002-2003. Để tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định thành lập đội ngũ tác giả và tổ chức biên soạn sách giáo khoa; Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định sách giáo khoa và tổ chức thẩm định sách giáo khoa các môn học; giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức bản thảo, biên tập, thiết kế-minh họa, đăng kí xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa. Từ đó đến nay, việc in sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn các nhà in có đủ năng lực bảo đảm chất lượng, tiến độ, giá thành hợp lí.
Do tính chất đặc thù của việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa nên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không được tự quyết định giá bìa sách giáo khoa. Theo quy định hiện hành, sách giáo khoa là mặt hàng được quản lí giá bởi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá). Từ năm 2011 đến nay, mặc dù giá cả thị trường có nhiều thay đổi, giá nguyên vật liệu làm sách tăng lên nhiều nhưng giá sách giáo khoa vẫn giữ nguyên. Việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức đấu thầu để lựa chọn các công ty in, phát hành sách giáo khoa thông qua các công ty cổ phần về thực chất là lựa chọn những công ty đủ mạnh, có khả năng in sách giáo khoa với chất lượng tốt, giá thành hạ, phát hành sách giáo khoa ở các địa phương để giảm chi phí vận chuyển, bảo đảm không bị lỗ hoặc lỗ ít trong bối cảnh giá nguyên vật liệu, nhân công tăng theo giá cả thị trường nhưng giá sách giáo khoa không thay đổi (theo báo cáo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trong việc in ấn, phát hành sách giáo khoa hiện nay lỗ khoảng 40 tỷ một năm).
Về việc chiết khấu phát hành sách giáo khoa, theo báo cáo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, việc phát hành sách giáo khoa thông qua hệ thống các Công ty Sách-Thiết bị trường học, các đối tác phát hành thuộc các tỉnh, thành trong cả nước. Toàn bộ các chi phí in ấn và phát hành sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải tự hạch toán, tự cân đối; hoàn toàn không có trợ giá hoặc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn phải vay vốn ngân hàng để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh này. Bên cạnh đó Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước nên phải đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.
Cũng như vậy, toàn bộ các Công ty Sách-Thiết bị trường học, các đối tác phát hành, các đại lí, cửa hàng bán lẻ... trong kênh phân phối sách giáo khoa đều hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và chịu tác động của các quy luật của thị trường. Các cấp đại lí (bán hàng) phải tự hạch toán, tự cân đối... không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong việc phát hành sách giáo khoa.
Để kìm giữ được giá sách giáo khoa như hiện nay, đồng thời, giảm bớt việc phải bù đắp khoản lỗ trong việc in và phát hành sách giáo khoa, trong 16 năm qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã nỗ lực tìm phương án thuyết phục các Công ty Sách-Thiết bị trường học đồng thuận, cùng chia sẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành để giảm dần chiết khấu đối với sách giáo khoa. Từ đó, cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời những cuốn sách giáo khoa với giá bán thấp nhất tới học sinh trên mọi vùng miền, không để học sinh phải bỏ học vì thiếu sách giáo khoa.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi biên soạn sách giáo khoa để thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2002-2003, các tác giả đã thiết kế một số bảng số liệu để trống nhằm hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm; xây dựng hệ thống bài tập đa dạng về hình thức (tự luận, trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi) nhằm rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy phù hợp với từng nội dung kiến thức, hướng dẫn học sinh tự học, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau trong kiểm tra, đánh giá theo xu thế chung của các nước trên thế giới.
Khi thay sách giáo khoa từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn giáo viên về việc sử dụng sách giáo khoa để tổ chức hoạt động học của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực.
Cụ thể, đối với các bài có thí nghiệm, học sinh cần được tổ chức tiến hành theo nhóm và ghi số liệu vào bảng trong Phiếu học tập (lập theo mẫu trong sách giáo khoa) để tính toán, phân tích, rút ra kết luận. Như vậy, học sinh không cần ghi số liệu thí nghiệm vào bảng trong sách giáo khoa.
Đối với các dạng bài tập trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi, đánh dấu, học sinh phải ghi vào vở phương án trả lời (dự kiến), kèm theo lời giải thích để trình bày, thảo luận trên lớp, không ghi trực tiếp vào sách giáo khoa. Vì sách giáo khoa được sử dụng đang trong quá trình học sinh học tập để thu nhận kiến thức mới nên các bài tập được đưa ra với vai trò là "tình huống" để học sinh "dự đoán". Dự đoán này của học sinh chưa chắc chắn đúng, thậm chí phần nhiều là chưa đúng, học sinh trong lớp có nhiều phương án lựa chọn khác nhau (nếu như "tình huống" hay) để tạo "mâu thuẫn nhận thức" trong quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng các dạng bài tập đó làm "tình huống học tập" để hướng dẫn học sinh ghi vào vở "dự kiến phương án trả lời và giải thích lí do lựa chọn" để trình bày, thảo luận, bảo vệ phương án đúng, như vậy mới thực hiện đúng tinh thần của phương pháp dạy học tích cực mà sách giáo khoa hướng tới. Nếu trong dạy học, giáo viên cho học sinh trả lời bằng cách viết, vẽ trực tiếp vào sách giáo khoa rồi đánh giá kết quả là "đúng hay sai" thì hiệu quả hoạt động dạy học không cao, hạn chế trong việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Để quán triệt việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực và hạn chế viết vào sách giáo khoa trong quá trình thực hiện các hoạt động học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách để sử dụng sách giáo khoa được lâu bền. Tuy nhiên, việc sử dụng lại sách giáo khoa hiện mới đạt khoảng 35%.
Học sinh cùng phụ huynh lựa chọn mua sách giáo khoa, trang thiết bị phục vụ học tập tại cửa hàng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội). Ảnh: TTXVN |
Không được ép buộc học sinh mua sách tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Sách tham khảo theo chương trình giáo dục phổ thông được nhiều nhà xuất bản tổ chức xuất bản và phát hành trên thị trường như: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (có nhiều Công ty trực thuộc tham gia), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh... Vì vậy, mỗi môn học có rất nhiều sách tham khảo theo từng khối, lớp và cách thức tiếp thị, phát hành cũng đa dạng.
Để quản lí việc sử dụng sách tham khảo trong các nhà trường bảo đảm chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 7/7/2014 Quy định về quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Để tránh việc giáo viên cố tình đưa nhiều nội dung từ sách tham khảo vào các bài kiểm tra để bắt ép học sinh mua sách, Thông tư quy định: "Giáo viên không được sử dụng những nội dung vượt quá chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, sách giáo khoa trong các xuất bản phẩm tham khảo để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, học viên trong quá trình dạy học." "Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào.".
Nhà xuất bản không được tự quyết định giá bìa sách giáo khoa
Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn sách giáo khoa để thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2002-2003. Để tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định thành lập đội ngũ tác giả và tổ chức biên soạn sách giáo khoa; Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định sách giáo khoa và tổ chức thẩm định sách giáo khoa các môn học; giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức bản thảo, biên tập, thiết kế-minh họa, đăng kí xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa. Từ đó đến nay, việc in sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn các nhà in có đủ năng lực bảo đảm chất lượng, tiến độ, giá thành hợp lí.
Do tính chất đặc thù của việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa nên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không được tự quyết định giá bìa sách giáo khoa. Theo quy định hiện hành, sách giáo khoa là mặt hàng được quản lí giá bởi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá). Từ năm 2011 đến nay, mặc dù giá cả thị trường có nhiều thay đổi, giá nguyên vật liệu làm sách tăng lên nhiều nhưng giá sách giáo khoa vẫn giữ nguyên. Việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức đấu thầu để lựa chọn các công ty in, phát hành sách giáo khoa thông qua các công ty cổ phần về thực chất là lựa chọn những công ty đủ mạnh, có khả năng in sách giáo khoa với chất lượng tốt, giá thành hạ, phát hành sách giáo khoa ở các địa phương để giảm chi phí vận chuyển, bảo đảm không bị lỗ hoặc lỗ ít trong bối cảnh giá nguyên vật liệu, nhân công tăng theo giá cả thị trường nhưng giá sách giáo khoa không thay đổi (theo báo cáo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trong việc in ấn, phát hành sách giáo khoa hiện nay lỗ khoảng 40 tỷ một năm).
Về việc chiết khấu phát hành sách giáo khoa, theo báo cáo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, việc phát hành sách giáo khoa thông qua hệ thống các Công ty Sách-Thiết bị trường học, các đối tác phát hành thuộc các tỉnh, thành trong cả nước. Toàn bộ các chi phí in ấn và phát hành sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải tự hạch toán, tự cân đối; hoàn toàn không có trợ giá hoặc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn phải vay vốn ngân hàng để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh này. Bên cạnh đó Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước nên phải đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.
Cũng như vậy, toàn bộ các Công ty Sách-Thiết bị trường học, các đối tác phát hành, các đại lí, cửa hàng bán lẻ... trong kênh phân phối sách giáo khoa đều hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và chịu tác động của các quy luật của thị trường. Các cấp đại lí (bán hàng) phải tự hạch toán, tự cân đối... không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong việc phát hành sách giáo khoa.
Để kìm giữ được giá sách giáo khoa như hiện nay, đồng thời, giảm bớt việc phải bù đắp khoản lỗ trong việc in và phát hành sách giáo khoa, trong 16 năm qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã nỗ lực tìm phương án thuyết phục các Công ty Sách-Thiết bị trường học đồng thuận, cùng chia sẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành để giảm dần chiết khấu đối với sách giáo khoa. Từ đó, cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời những cuốn sách giáo khoa với giá bán thấp nhất tới học sinh trên mọi vùng miền, không để học sinh phải bỏ học vì thiếu sách giáo khoa.
Việt Hà