Triều cường, sóng biển dâng cao trong các ngày (23-25/11) vừa qua đã khiến bờ biển thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị sạt lở nghiêm trọng. Nguy cơ bờ biển tiếp tục bị khoét sâu uy hiếp đường giao thông và các công trình của Nhà nước trong khu vực.
Ngày 22/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh cùng lãnh đạo các ban, ngành liên quan trực tiếp kiểm tra tình hình sạt lở tại xã Phú Thuận và yêu cầu địa phương khẩn trương xử lý, gia cố khẩn cấp điểm sạt lở. Bờ biển Phú Thuận là điểm thường xuyên xảy ra sạt lở. Thời tiết bất lợi những ngày qua khiến tình trạng sạt lở diễn biến nghiêm trọng hơn.
Giới chuyên gia cảnh báo, số lượng Chim cánh cụt Humboldt đã giảm mạnh ở các vùng ven biển miền Trung Chile, khiến chúng trở thành một trong những loài chim cánh cụt dễ bị tổn thương nhất trong số 18 loài trên thế giới và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tỉnh Quảng Trị có đường bờ biển dài 75 km đi qua 4 huyện ven biển gồm: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Những năm qua, thiên tai diễn biến phức tạp nên bờ biển bị xói lở, xâm thực nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người dân, gây hư hỏng công trình, mất đất và rừng phòng hộ ven biển.
Để khắc phục sạt lở, ổn định đời sống người dân, tỉnh Bến Tre đang triển khai thi công khẩn cấp hai công trình bờ kè chống sạt lở lớn ven sông, ven biển ở các huyện Châu Thành và Ba Tri đảm bảo đạt tiến độ, chất lượng đề ra.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 8/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng nguồn vốn 4.000 tỷ để thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; trong đó, tỉnh Trà Vinh được phân bỏ 200 tỷ đồng.
Ngày 8/10, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1162/QĐ-TTg về bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
Chiều 28/8, trong cuộc họp với các bộ liên quan về bố trí nguồn vốn cho các dự án phòng, chống sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao 13 địa phương và các bộ, ngành đã có đề xuất kịp thời xử lý hậu quả sạt lở bờ sông, bờ biển do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống, tài sản, tính mạng của người dân.
Ngày 17/8, tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), Đoàn công tác liên ngành Trung ương do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp làm Trưởng đoàn đã tổ chức Hội nghị đánh giá mức độ sạt lở bờ sông, bờ biển ở 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An và Tiền Giang.
Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa diễn biến ngày càng phức tạp, nước sông đã xâm thực sâu vào đất sản xuất, gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Từ tối 19 đến sáng 20/10, thủy triều dâng cao đã xâm thực vào vườn nhà dân ở thôn Châu Me, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hàng trăm mét. Dọc theo bờ biển khu vực này, nhiều diện tích đất bị sóng khoét sâu, tạo hàm ếch. Nhiều cây dương liễu, dứa biển… bị bật gốc, trồi rễ.
Chiều 9/8, ông Phạm Văn Nhiệm, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong ngày trên địa bàn phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn xuất hiện hiện tượng ngao chết với nhiều vỏ ngao tự nhiên trôi dạt vào bờ biển với số lượng lớn.
Ngày 18/6, tại kỳ họp chuyên đề thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026), các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc đầu tư hai dự án gia cố sạt lở bờ biển tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch huy động nguồn lực đầu tư 200 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn; trong đó phòng, chống sạt lở bờ biển 18 công trình, bờ sông 182 công trình, với tổng nhu cầu vốn hơn 17.400 tỷ đồng.
Trong những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra nghiêm trọng, có xu thế gia tăng cả về phạm vi và quy mô, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sạt lở bờ sông, bờ biển đã và đang ảnh hưởng lớn tới đời sống, sản xuất vì vậy cần triển khai đồng bộ các giải pháp, góp phần phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Tại tỉnh Phú Yên, những ngày qua, do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường kết hợp gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, nhiều đợt sóng cao với cường độ mạnh đã khiến một số khu vực bờ biển bị xói lở, xâm thực sâu vào đất liền. Tại Phú Yên, sạt lở bờ biển gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đã diễn ra nhiều năm qua. Mặc dù chính quyền địa phương và người dân đã có nhiều giải pháp để khắc phục nhưng nỗi lo triều cường và xâm thực bờ biển vẫn luôn hiện hữu.
Trước thực trạng sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng 10 năm trở lại đây, làm hư hại nhiều công trình, cảnh quan bờ biển, để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước, nhân dân, ngày 19/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác xử lý chống sạt lở bờ biển Hội An thời gian qua; triển khai các giải pháp thời gian tới.
Ngày 14/9, ông Đặng Khoa Đảm, Phó Giám đốc điều hành Ban Quản lý Dự án các công trình đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý khẩn cấp sạt lở bờ biển thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An.
Mùa mưa bão đến, cùng với nỗi lo giông lốc gây đổ ngã nhà cửa, hư hỏng tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất, thì tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở Bạc Liêu đang đứng trước nguy cơ báo động, nhất là hộ dân sống dọc trên các tuyến sông ở các huyện Đông Hải, Hòa Bình, Vĩnh Lợi, thị xã Giá Rai…
Ngày 18/9, thông tin từ cơ quan chức năng cho biết: Mới đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gió mùa Tây Nam thổi mạnh, sóng to đã gây sạt lở một đoạn bờ biển thuộc địa bàn thị trấn Dương Đông, thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Hiện bờ biển của tỉnh Kiên Giang bị sạt lở nghiêm trọng 86 km, tập trung trên địa bàn 4 huyện là An Minh 34,5 km, An Biên 20 km, Hòn Đất 25 km và Kiên Lương khoảng 7 km, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có tờ trình số 52/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ biển nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài khoảng 200 km, từ Mũi Nai, thành phố Hà Tiên đến Tiểu Dừa, huyện An Minh; trong đó, nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt và sản xuất người dân.
Ngày 11/1, thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định hỗ trợ tỉnh 180 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018 để xây dựng kè ngăn sạt lở bờ biển.
Là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, Quảng Ngãi có bờ biển dài hơn 130 km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá. Với những nét đặc thù của vùng biển khu vực miền Trung, bờ biển Quảng Ngãi có đường bờ và địa hình đáy phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các mũi đất và các đầm, vịnh. Những năm qua, Quảng Ngãi luôn xác định biển và khu vực vùng bờ là một vùng kinh tế động lực, rất nhiều dự án, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế đã được hình thành tại khu vực này. Từ đó, góp phần to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển.
Vùng bờ biển là không gian chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động tương tác giữa quá trình lục địa chủ yếu là sông và sóng, dòng chảy, thủy triều của biển; hệ thống tự nhiên và hệ nhân văn; các ngành và những người sử dụng tài nguyên; cộng đồng địa phương với các thành phần kinh tế. Vì vậy, vùng bờ còn được gọi là đới tương tác và phát triển thông qua các mối liên kết sinh thái chặt chẽ. Các dạng tài nguyên vùng bờ biển được ví như “kho bất động sản lớn” đối với đất nước, trong đó các hệ sinh thái còn là nguồn vốn thiên nhiên quý giá, là yếu tố hạ tầng cơ sở quan trọng ở vùng bờ và đối với phát triển bền vững vùng bờ biển.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cho biết, đến 13 giờ ngày 19/10, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 11-12.
Mới đây, ông Nguyễn Hoàng Yên, người chánh tế lăng Ông ở thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đang làm các nghi lễ chôn một con cá lạ mà người dân trong thôn thường gọi là “Ông Nam Hải”.
Sáng 11/12, ông Nguyễn Hoàng Yên, người chánh tế lăng Ông ở thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) cho biết đang làm các nghi lễ cải táng một con cá lạ mà người dân trong thôn gọi là "Ông Nam Hải”.