Theo thống kê, mỗi ngày tại thành phố Phan Thiết có khoảng có 400 tấn rác thải; trong đó, chủ yếu tập trung là rác thải đô thị, chất thải rắn, rác thải do chế biến hải sản và có những thời điểm tại khu vực bãi biển Hàm Tiến – Hòn Rơm rác từ biển tấp vào bờ khoảng 25-30 tấn/ngày. Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên biển cũng phát sinh lượng không nhỏ rác thải. Các phương tiện tàu thuyền với mật độ khai thác lớn đã tạo ra lượng rác thải lớn xả ra môi trường xung quanh. Mặt khác, do các bến cá chưa có tổ chức việc thu gom rác thải tại các tàu thuyền sau những chuyến biển về nên rác thải sinh hoạt hàng ngày của ngư dân thường đổ thẳng xuống biển gây ô nhiễm môi trường.
Theo Công ty công trình đô thị Phan Thiết, mỗi ngày công ty thu gom khoảng 300 tấn rác thải các loại (75% lượng rác thải ra trên toàn thành phố). Như vậy mỗi ngày có khoảng 100 tấn rác vương vãi khắp nơi trên địa bàn thành phố, kể cả trôi xuống sông và biển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói chung và thành phố Phan Thiết nói riêng chưa có nhà máy xử lý rác thải, phương thức duy nhất để xử lý chất thải đô thị là chôn lấp. Tại thành phố Phan Thiết, rác được tập trung chôn lấp tại bãi rác Bình Tú với quy mô 26 ha. Song, bãi rác này hiện đang quá tải vì lượng rác tập trung về nhiều.
Theo bà Võ Hoàng Tuyết Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận, các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đã phần nào tác động đến các cơ sở kinh doanh du lịch để mọi người chung tay bảo vệ môi trường. Tuy vậy, tình trạng rác thải ven các tuyến đường, nơi công cộng, rác từ biển tấp vào bãi biển, ô nhiễm rác thải, thiếu nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn ở một số khu du lịch cộng đồng vẫn là vấn đề bức xúc, đáng lo ngại.
Về việc quản lý chất thải đô thị, đại diện Sở Xây dựng Bình Thuận cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có một đơn vị thực sự làm công tác quản lý chuyên ngành về chất thải rắn đô thị và chưa có cán bộ được đào tạo chuyên môn về quản lý chất thải đô thị… Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất thải tại Bình Thuận chủ yếu do Nhà nước quản lý. Nguồn thu chủ yếu từ phí vệ sinh từ các nguồn thải, không đủ để đầu tư trang thiết bị cho các tổ chức thu gom, xử lý chất thải. Bên cạnh đó, phương tiện thu gom rác thải hiện còn rất thô sơ, mạng lưới thu gom rác thải chưa phủ kín trên toàn địa.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom xử lý rác thải ven biển trong thời gian tới như: Đẩy mạnh tuyên truyền đến với các địa bàn dân cư bằng nhiều hình thức và liên tục trong thời gian dài. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch tại địa phương. Cộng đồng dân cư vừa là nguồn lực kiểm soát, giám sát bảo vệ môi trường tại chỗ, vừa là lực lượng tham gia xử lý, giải quyết sự cố môi trường nhanh và hiệu quả nhất; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bảo vệ môi trường. Ngoài ra, thực hiện các chương trình khuyến khích người dân mua các loại sản phẩm bao bì tái sử dụng nhiều lần, sử dụng các loại bao bì dễ phân hủy trong tự nhiên, nói không với túi nilon khó phân hủy cũng là một giải pháp hiệu quả./.
Ảnh minh họa |
Theo Công ty công trình đô thị Phan Thiết, mỗi ngày công ty thu gom khoảng 300 tấn rác thải các loại (75% lượng rác thải ra trên toàn thành phố). Như vậy mỗi ngày có khoảng 100 tấn rác vương vãi khắp nơi trên địa bàn thành phố, kể cả trôi xuống sông và biển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói chung và thành phố Phan Thiết nói riêng chưa có nhà máy xử lý rác thải, phương thức duy nhất để xử lý chất thải đô thị là chôn lấp. Tại thành phố Phan Thiết, rác được tập trung chôn lấp tại bãi rác Bình Tú với quy mô 26 ha. Song, bãi rác này hiện đang quá tải vì lượng rác tập trung về nhiều.
Theo bà Võ Hoàng Tuyết Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận, các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đã phần nào tác động đến các cơ sở kinh doanh du lịch để mọi người chung tay bảo vệ môi trường. Tuy vậy, tình trạng rác thải ven các tuyến đường, nơi công cộng, rác từ biển tấp vào bãi biển, ô nhiễm rác thải, thiếu nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn ở một số khu du lịch cộng đồng vẫn là vấn đề bức xúc, đáng lo ngại.
Về việc quản lý chất thải đô thị, đại diện Sở Xây dựng Bình Thuận cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có một đơn vị thực sự làm công tác quản lý chuyên ngành về chất thải rắn đô thị và chưa có cán bộ được đào tạo chuyên môn về quản lý chất thải đô thị… Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất thải tại Bình Thuận chủ yếu do Nhà nước quản lý. Nguồn thu chủ yếu từ phí vệ sinh từ các nguồn thải, không đủ để đầu tư trang thiết bị cho các tổ chức thu gom, xử lý chất thải. Bên cạnh đó, phương tiện thu gom rác thải hiện còn rất thô sơ, mạng lưới thu gom rác thải chưa phủ kín trên toàn địa.
Ảnh minh họa |
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom xử lý rác thải ven biển trong thời gian tới như: Đẩy mạnh tuyên truyền đến với các địa bàn dân cư bằng nhiều hình thức và liên tục trong thời gian dài. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch tại địa phương. Cộng đồng dân cư vừa là nguồn lực kiểm soát, giám sát bảo vệ môi trường tại chỗ, vừa là lực lượng tham gia xử lý, giải quyết sự cố môi trường nhanh và hiệu quả nhất; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bảo vệ môi trường. Ngoài ra, thực hiện các chương trình khuyến khích người dân mua các loại sản phẩm bao bì tái sử dụng nhiều lần, sử dụng các loại bao bì dễ phân hủy trong tự nhiên, nói không với túi nilon khó phân hủy cũng là một giải pháp hiệu quả./.
TTXVN