Theo đó, giai đoạn 2019-2020, tỉnh Bến Tre sẽ bố trí lại khoảng 300 hộ dân ven sông, kênh rạch; trong đó, di dời đến nơi ở an toàn 200 hộ và gia cố ổn định sạt lở tại chỗ 100 hộ. Tiếp đến, giai đoạn 2021-2025, Bến Tre bố trí khoảng 750 hộ dân; trong đó, di dời đến nơi ở an toàn 500 hộ và gia cố ổn định sạt lở tại chỗ 250 hộ.
Giai đoạn này, Bến Tre còn xây dựng các công trình hạ tầng tại các dự án bố trí dân cư, gồm dự án tái định cư di dân khẩn cấp sạt lở bờ sông Bến Tre; dự án bố trí, ổn định dân cư di dân tự do cấp bách xã Long Hòa, huyện Bình Đại; dự án tái định cư vùng sạt lở bờ sông huyện Mỏ Cày Nam; dự án tái định vùng sạt lở bờ sông huyện Mỏ Cày Bắc; dự án tái định vùng sạt lở bờ sông huyện Giồng Trôm, nhằm bố trí các hộ dân từ nơi sạt lở bờ sông, sạt lở bờ biển, kênh rạch vào khu tái định cư.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng, chủ trương của tỉnh là bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tập trung chủ yếu ở các địa bàn sạt lở bờ sông, bờ biển, kênh rạch; đồng thời, xây dựng các khu tái định cư tập trung hoặc ổn định tại chỗ theo theo quy hoạch tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Từ đó, phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội của từng vùng.
Thời gian qua, tỉnh Bến Tre tập trung tuyên truyền, vận động số hộ dân đang có nguy cơ sạt lở bờ sông khẩn cấp cần phải di dời, xây dựng nhà ở mới mới tại nơi an toàn, đảm bảo không bị sạt lở tiếp, được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định. Đáng chú ý, hiện tại các "điểm nóng" về sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh cần phải di dời khẩn cấp số hộ dân đến nơi ở an toàn đã được các địa phương triển khai thực hiện kịp thời.
Cụ thể, từ năm 2015 đến tháng 7/2019, tỉnh Bến Tre đã di dời 223 hộ dân vùng thiên tai (sạt lở bờ sông, bờ biển, kênh rạch) đến nơi ở an toàn, với kinh phí hơn 4,4 tỷ đồng; gia cố ổn định nhà ở tại chỗ cho 135 hộ dân do sạt lở bờ sông với kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Bùi Văn Lâm, gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thay đổi dòng chảy nên tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, kênh rạch ngày càng diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Qua thống kê, hiện toàn tỉnh có 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài 19,4 km.
Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hộ dân, trong mùa mưa bão, triều cường, hằng năm chính quyền các địa phương trong tỉnh đã có phương án di dời số hộ dân bị sạt lở bờ sông, bờ biển, kênh rạch đến nơi ở an toàn hoặc gia cố sạt lở ổn định nhà tại chỗ, để đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng cho hay, Bến Tre là tỉnh được xếp thứ 8 trong số 63 tỉnh, thành của cả nước bị rủi ro cao của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, diễn biến khí tượng thủy văn bất thường, mưa bão lũ lụt đã gây sạt lở nghiêm trọng, nhiều diện tích đất ở và sản xuất đã bị mất đi và còn nhiều vùng đang trong nguy cơ bị sạt lở, tính mạng, tài sản của người dân bị đe dọa phải di dời khẩn cấp. Dự báo đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Bến Tre có gần 462 ha đất ven sông và đầu cồn bị sạt lở tiếp tục. Điều này dẫn đến sự an toàn cho 8.928 hộ và 40.176 dân cư ven sông sẽ bị đe dọa.
Giai đoạn này, Bến Tre còn xây dựng các công trình hạ tầng tại các dự án bố trí dân cư, gồm dự án tái định cư di dân khẩn cấp sạt lở bờ sông Bến Tre; dự án bố trí, ổn định dân cư di dân tự do cấp bách xã Long Hòa, huyện Bình Đại; dự án tái định cư vùng sạt lở bờ sông huyện Mỏ Cày Nam; dự án tái định vùng sạt lở bờ sông huyện Mỏ Cày Bắc; dự án tái định vùng sạt lở bờ sông huyện Giồng Trôm, nhằm bố trí các hộ dân từ nơi sạt lở bờ sông, sạt lở bờ biển, kênh rạch vào khu tái định cư.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng, chủ trương của tỉnh là bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tập trung chủ yếu ở các địa bàn sạt lở bờ sông, bờ biển, kênh rạch; đồng thời, xây dựng các khu tái định cư tập trung hoặc ổn định tại chỗ theo theo quy hoạch tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Từ đó, phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội của từng vùng.
Thời gian qua, tỉnh Bến Tre tập trung tuyên truyền, vận động số hộ dân đang có nguy cơ sạt lở bờ sông khẩn cấp cần phải di dời, xây dựng nhà ở mới mới tại nơi an toàn, đảm bảo không bị sạt lở tiếp, được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định. Đáng chú ý, hiện tại các "điểm nóng" về sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh cần phải di dời khẩn cấp số hộ dân đến nơi ở an toàn đã được các địa phương triển khai thực hiện kịp thời.
Cụ thể, từ năm 2015 đến tháng 7/2019, tỉnh Bến Tre đã di dời 223 hộ dân vùng thiên tai (sạt lở bờ sông, bờ biển, kênh rạch) đến nơi ở an toàn, với kinh phí hơn 4,4 tỷ đồng; gia cố ổn định nhà ở tại chỗ cho 135 hộ dân do sạt lở bờ sông với kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Bùi Văn Lâm, gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thay đổi dòng chảy nên tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, kênh rạch ngày càng diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Qua thống kê, hiện toàn tỉnh có 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài 19,4 km.
Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hộ dân, trong mùa mưa bão, triều cường, hằng năm chính quyền các địa phương trong tỉnh đã có phương án di dời số hộ dân bị sạt lở bờ sông, bờ biển, kênh rạch đến nơi ở an toàn hoặc gia cố sạt lở ổn định nhà tại chỗ, để đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng cho hay, Bến Tre là tỉnh được xếp thứ 8 trong số 63 tỉnh, thành của cả nước bị rủi ro cao của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, diễn biến khí tượng thủy văn bất thường, mưa bão lũ lụt đã gây sạt lở nghiêm trọng, nhiều diện tích đất ở và sản xuất đã bị mất đi và còn nhiều vùng đang trong nguy cơ bị sạt lở, tính mạng, tài sản của người dân bị đe dọa phải di dời khẩn cấp. Dự báo đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Bến Tre có gần 462 ha đất ven sông và đầu cồn bị sạt lở tiếp tục. Điều này dẫn đến sự an toàn cho 8.928 hộ và 40.176 dân cư ven sông sẽ bị đe dọa.
Công Trí