Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học PLOS ONE mới đây, nhóm nhà khoa học trên đã sử dụng mô hình trao đổi chất cùng các dữ liệu của FAO, của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để xác định mối quan hệ giữa lãng phí thực phẩm và điều kiện kinh tế của người tiêu dùng. Qua đó nhận thấy khi người tiêu dùng có khả năng chi tiêu ở ngưỡng xấp xỉ 6,7 USD/người/ngày thì việc lãng phí thực phẩm bắt đầu tăng nhanh, tỷ lệ thuận với mức độ tăng tiềm lực kinh tế của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là tốc độ lãng phí thực phẩm chậm dần ở nhóm người giàu hơn.
Trong khi FAO ước tính lượng thực phẩm bị vứt bỏ tính trên đầu người mỗi ngày tương đương 214Kcal trong giai đoạn 2005-2007, thì nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan cho ra kết quả lên tới 572Kcal/người/ngày. Nghiên cứu của FAO kết luận trong năm 2005, con người lãng phí 30% lượng thực phẩm được cung cấp.
Nhóm nghiên cứu cho rằng để đạt được mục tiêu hạn chế tối đa việc lãng phí thực phẩm trên toàn cầu, cần thực hiện đồng bộ ở cả cả nhóm các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình và nhóm các nước giàu.
Trong khi FAO ước tính lượng thực phẩm bị vứt bỏ tính trên đầu người mỗi ngày tương đương 214Kcal trong giai đoạn 2005-2007, thì nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan cho ra kết quả lên tới 572Kcal/người/ngày. Nghiên cứu của FAO kết luận trong năm 2005, con người lãng phí 30% lượng thực phẩm được cung cấp.
Nhóm nghiên cứu cho rằng để đạt được mục tiêu hạn chế tối đa việc lãng phí thực phẩm trên toàn cầu, cần thực hiện đồng bộ ở cả cả nhóm các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình và nhóm các nước giàu.
Minh Tâm