Cuộc họp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, tạo sự nhất quán, đồng bộ trong công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 trong giai đoạn hiện nay.
* Góp phần nâng cao nhận thức dịch bệnh
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đại dịch COVID-19 có sức tấn công mạnh mẽ, là dịch bệnh điển hình trong thế giới phát triển và có tốc độ lây lanh nhanh chóng. Sau hơn 4 tháng bùng phát đã có hơn 1,5 triệu người nhiễm và hàng chục nghìn người tử vong.
Ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp cao hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Việt Nam chủ động áp dụng một loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa có trong tiền lệ với quy mô lớn, điển hình lần đầu tiên áp dụng biện pháp "cách ly toàn xã hội" (giãn cách xã hội). Đến thời điểm này, Việt Nam chưa có ca tử vong; toàn ngành y tế tập trung nhân lực và trang thiết bị hiện đại để tập trung cứu chữa người bệnh với phương châm kiên định nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và kết hợp phương châm “4 tại chỗ”.
Việt Nam cũng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh, là một trong ít nước sớm nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV-2; nghiên cứu sản xuất sinh phẩm xét nghiệm; tăng cường, chủ động sản xuất trang thiết bị, vật tư y tế… Ngoài ra, Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu phòng, chống dịch bệnh, từ truy vết các ca nghi ngờ, theo dõi, giám sát, báo cáo, hỗ trợ điều trị…); áp dụng sớm tờ khai y tế điện tử… góp phần vào thành công trong công tác phòng, chống dịch.
Nhấn truyền thông mạnh vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, lực lượng báo chí, truyền thông đã chung sức đồng lòng, tham gia đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt trong công tác tuyên truyền về dịch bệnh COVID-19 đến công chúng. Với tinh thần công khai, minh bạch ngay từ những ngày đầu phòng, chống dịch bệnh, tất cả các thông tin chỉ đạo điều hành, khuyến cáo, diễn biến tình hình dịch bệnh…, được truyền tải nhanh chóng, chính xác đến với bạn đọc, góp phần nâng cao nhận thức nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh.
Ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp cao hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Việt Nam chủ động áp dụng một loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa có trong tiền lệ với quy mô lớn, điển hình lần đầu tiên áp dụng biện pháp "cách ly toàn xã hội" (giãn cách xã hội). Đến thời điểm này, Việt Nam chưa có ca tử vong; toàn ngành y tế tập trung nhân lực và trang thiết bị hiện đại để tập trung cứu chữa người bệnh với phương châm kiên định nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và kết hợp phương châm “4 tại chỗ”.
Việt Nam cũng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh, là một trong ít nước sớm nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV-2; nghiên cứu sản xuất sinh phẩm xét nghiệm; tăng cường, chủ động sản xuất trang thiết bị, vật tư y tế… Ngoài ra, Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu phòng, chống dịch bệnh, từ truy vết các ca nghi ngờ, theo dõi, giám sát, báo cáo, hỗ trợ điều trị…); áp dụng sớm tờ khai y tế điện tử… góp phần vào thành công trong công tác phòng, chống dịch.
Phóng viên Chi nhánh Trung tâm Truyền hình Thông tấn tại Đà Nẵng ghi hình tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, nơi cách ly bệnh nhân dương tính với COVID-19. Ảnh: TTXVN |
Nhấn truyền thông mạnh vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, lực lượng báo chí, truyền thông đã chung sức đồng lòng, tham gia đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt trong công tác tuyên truyền về dịch bệnh COVID-19 đến công chúng. Với tinh thần công khai, minh bạch ngay từ những ngày đầu phòng, chống dịch bệnh, tất cả các thông tin chỉ đạo điều hành, khuyến cáo, diễn biến tình hình dịch bệnh…, được truyền tải nhanh chóng, chính xác đến với bạn đọc, góp phần nâng cao nhận thức nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh.
Trước thực tế xuất hiện các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng tại Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các cơ quan truyền thông cần tiếp tục tuyên truyền để người dân thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
“Tuyên truyền để mỗi người dân hiểu rõ, có ý thức phòng bệnh cho bản thân cũng là phòng bệnh cho cộng đồng. Báo chí tiếp tục lên án mạnh mẽ những hành vi sai trái, tin đồn thất thiệt…, gây hoang mang dư luận xã hội; góp phần hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu yên tâm dành thời gian, sức lực phòng, chống dịch bệnh thay vì "chống giặc trên mạng"", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
* Hỗ trợ báo chí tác nghiệp
Tại cuộc họp, đại diện một số cơ quan báo chí, như: Lao động, Thanh niên, Vietnamnet, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Pháp luật Việt Nam... đã chia sẻ kinh nghiệm tác nghiệp trước dịch bệnh COVID-19. Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn, chủ động cung cấp thông tin nhanh, chuẩn xác, đầy đủ; đồng thời, góp phần định hướng thông tin dư luận, không chủ quan trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh. Dưới sự cố gắng của mỗi phóng viên, biên tập viên, các tòa soạn đã bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cùng các cơ quan chức năng cung cấp thông tin chuẩn mực, minh bạch, cập nhật liên tục đến độc giả và người dân.
Ghi nhận các ý kiến của các cơ quan báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, với khoảng 7.000 đến 10.000 tin bài/ngày về dịch COVID-19, niềm tin của xã hội và người dân vào báo chí tăng lên cao với khoảng 30 triệu lượt người đọc báo/ngày. Bộ trưởng khẳng định, đây là dịp Chính phủ nhìn nhận và khẳng định vai trò mạnh mẽ của báo chí trong xã hội hiện nay.
“Báo chí không chỉ là kênh truyền thông mà còn kênh đào tạo cách chống dịch cho người dân rất tốt. Người dân nhận được thông tin dịch bệnh qua báo chí. Thời gian tới, báo chí cần đưa nhiều thông tin, các bài viết sâu hơn nữa về cách phòng, chống dịch; đồng thời động viên, tạo niềm tin cho người dân vào sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ, Ban chỉ đạo”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Báo chí góp phần rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19”.
Theo đó, thông tin về tình hình dịch bệnh được các cơ quan báo chí phản ánh đầy đủ, minh bạch và đồng loạt. Bên cạnh các tin, Phó Thủ tướng đánh giá cao các bài viết, phóng sự truyền hình đã phân tích tình hình sâu sắc, đi vào lòng người.
“Thế giới ghi nhận, người dân Việt Nam tín nhiệm rất cao vào công tác phòng chống dịch của Việt Nam, bên cạnh sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các bộ ngành, địa phương… có đóng góp lớn của những người làm công tác thông tin truyền thông”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Chia sẻ với những khó khăn của lực lượng báo chí hiện nay, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, báo chí là lực lượng trực tiếp cùng xung trận với y tế, công an, quân đội… trong công tác phòng, chống dịch.
Phó Thủ tướng đề nghị, Bộ Y tế có cơ chế hỗ trợ trong việc trang bị đồ bảo hộ; phun độc khử trùng trụ sở các cơ quan giống như cơ quan nhà nước để các phóng viên, tòa soạn bảo đảm an toàn khi tác nghiệp.
Diệp Trương