Một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nature Communications phát hiện rằng các dòng hải lưu di chuyển theo mô hình quanh co có vai trò lớn dẫn tới hiện tượng các thềm băng tan chảy ở Nam Cực. Hiện tượng này có thể khiến mực nước biển dâng cao đáng kể.
Các nhà khoa học Mỹ ngày 27/2 cho biết băng ở vùng biển Nam cực trong tuần trước có thể đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 45 năm kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu theo dõi dữ liệu vệ tinh.
Viện Khoa học Sức khỏe và Y tế Australia (AAHMS), gồm các chuyên gia y khoa hàng đầu đất nước, tuyên bố biến đổi khí hậu là "ưu tiên y tế khẩn cấp", theo đó triển khai một chiến dịch mới, nêu bật thách thức "chưa từng có" mà hiện tượng Trái đất ấm lên gây ra cho sức khỏe con người.
Các nhà khoa học New Zealand đang xúc tiến dự án khoan sâu khoảng 1km vào đáy biển bên dưới thềm băng Ross lớn nhất của Nam Cực để nghiên cứu xem việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhằm kiềm chế mức nhiệt tăng toàn cầu có giúp tránh được thảm họa tan băng tại khu vực này hay không.
Ngày 1/7, Tổ chức Khí tượng thế giới của Liên hợp quốc (WMO) thông báo mức nhiệt cao kỷ lục mới tại châu Nam Cực - tới 18,3 độ C trong năm 2020. Theo WMO, nhiệt độ cao kỷ lục trên được ghi nhận tại trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina trên Bán đảo Nam Cực ngày 6/2/2020.
Việc các sông băng ở Greenland tan chảy do nhiệt độ cao bất thường vào năm 2012 đã gây ảnh hưởng lâu dài đến khả năng hấp thụ và lưu trữ nước trong tương lai. Đây là kết luận đưa ra trong một nghiên cứu về tình trạng tan băng công bố ngày 20/4.
Lượng băng trên Bắc Băng Dương bao quanh Bắc Cực đã tan chảy xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 10 này, phản ánh sự phục hồi chậm chạp trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần.
Lượng băng tan chảy từ khối băng khổng lồ tại Greenland sẽ khiến mực nước biển trong thế kỷ 21 dâng lên mức cao nhất trong 12.000 năm qua, cho dù tình trạng Trái Đất ấm lên được kiểm soát. Đây là kết luận trong một nghiên cứu về sự tan băng ở Greenland đăng tải trên tạp chí Nature số ra ngày 30/9.
Một tảng băng khổng lồ có kích thước lên tới 1582 km2 vừa tách khỏi Nam Cực trong những ngày qua. Tuy nhiên, khác với quan niệm lâu nay cho rằng băng tan chảy là do hiện tượng Trái Đất ấm lên, các nhà khoa học lại giải thích rằng đây là chu kỳ bình thường, không liên quan đến hiện tượng biến đổi khí hậu.
Hàng tỷ tấn nước tan ra từ các khối băng khổng lồ ở Greenland và Nam Cực đang đổ về các đại dương có thể dẫn tới nhiều hình thái thời tiết cực đoan hơn, gây xáo trộn khí hậu Trái Đất trong nhiều thập kỷ tới. Lời cảnh báo trên được nêu ra trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí "Thiên nhiên" (Nature) số ra ngày 6/2.
Greenland, hòn đảo lớn thứ hai thế giới, đang trải qua một giai đoạn chưa từng có tiền lệ với việc nơi đây mất một lượng băng lớn trong vòng 2 thập niên qua. Đây là kết quả một nghiên cứu mới nhất vừa được công bố trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Sciences.
Theo một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Khoa học Hàng hải Scotland (SAMS), lớp băng bao phủ trên đảo Greenland (hòn đảo lớn thứ hai thế giới) đang tan chảy giữa mùa Đông do nhiệt độ đại dương cao.
Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã vượt qua được chặng đường quan trọng với việc đại diện của 195 quốc gia ngày 5/12 đã thông qua bản dự thảo hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, trong đó mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất có thể chỉ giữ ở mức 1,5 độ C.