Ngày 30/7, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 286/VPTT gửi Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCHPCTT về ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023 - 2024.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, do ảnh hưởng của rãnh gió Tây trên cao kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh nên các khu vực trong tỉnh có mưa, mưa rào, có nơi mưa to, từ ngày 18 đến ngày 20/2, các khu vực có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to gây thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Ngày 17/10, thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra trận lốc xoáy khiến hàng chục ngôi nhà bị hư hại.
Theo thông tin nhanh từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8 và gió mùa đông bắc tăng cường đã gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tại một số điểm có mưa vừa, mưa to đến rất to như: Hồ Cạn Thượng (huyện Cao Phong) là 92,2mm; xã Đồng Bảng (huyện Mai Châu) 72,8mm; xã Tân Pheo (huyện Đà Bắc) 86,8mm; xã Độc Lập (thành phố Hòa Bình) 60mm.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 8 nên trong nhiều ngày qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa to đến rất to, gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và tài sản của người dân.
Ngày 12/9, báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, 705 ngôi nhà ở huyện Bình Sơn và khoảng 70 nhà ở huyện Sơn Tịnh đã bị ngập do nước lũ dâng cao. Mưa to kèm gió lớn đã làm 43 ngôi nhà, một trường Trung học Phổ thông và 5 trường Tiểu học bị tốc mái, hư hỏng, làm chìm 8 chiếc tàu, thuyền đang neo đậu, tránh trú bão ở các huyện Mộ Đức, Bình Sơn và Đức Phổ.
Ngày 2/12, ông Võ Huy Khôi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Ô, huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk), cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong những ngày qua, mực nước của các ao, hồ trên địa bàn xã dâng cao khiến một người đuối nước khi đi trông coi hồ cá của gia đình. Đó là anh Nguyễn Ngọc T. (23 tuổi, trú ở thôn 10, xã Ea Ô).
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, trong tối 27 và sáng 28/10 trên địa bàn tỉnh Gia Lai bắt đầu có mưa và gió tương đối mạnh. Các huyện, thị xã ở khu vực phía Đông Nam tỉnh Gia Lai gồm Kbang, An Khê, Kông Chro, Đăk Pơ có mưa và gió to. Hiện công tác triển khai ứng phó với bão số 9 đang được các huyện tích cực triển khai nhằm giảm thiểu các thiệt hại do bão gây ra.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị, sáng 12/10, lũ các sông trên địa bàn tỉnh đang lên lại. Trên sông Thạch Hãn và Ô Lâu, lũ lên lại rất nhanh.
Ngày 17/9, Đoàn công tác của Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đi kiểm tra và làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 5.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh từ ngày 31/7 - 1/8, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn trên diện rộng, gây ngập lụt gần 1.000 nhà dân là làm ảnh hưởng đến hàng ngàn ha cây trồng.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu cho biết, sau trận mưa kéo dài đêm 23/6, trên địa bàn các huyện Mường Tè và Nậm Nhùn (Lai Châu) đã xảy ra lũ quét, cuốn trôi nhiều công trình; nhà cửa, tài sản, hoa màu của nhân nhân và bước đầu ghi nhận có 4 người bị lũ cuốn trôi.
Ngày 9/4, ông Hoàng Mạnh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang cho biết: Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai các huyện bị thiệt hại nặng đã tiếp cận địa bàn kịp thời, xác minh thiệt hai, chỉ đạo và huy động lực lượng tại chỗ gúp đỡ các hộ gia đình khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn, đêm 14/4 và rạng sáng 15/4, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xuất hiện mưa giông kèm theo gió giật với lượng mưa phổ biến từ 45 mm đến 54 mm, gió giật mạnh từ cấp 5 - 7; một số nơi tại các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Chợ Đồn kèm theo mưa đá.