Với phương châm “sẵn sàng tình nguyện ở bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam, nơi nào dân sống được thì em cũng có thể sống được”, tại địa phương được đánh giá là nghèo, khó khăn nhất tỉnh Điện Biên và là một trong 62 huyện nghèo cả nước, bác sỹ Nguyễn Văn Hiếu đã thắp lên ngọn lửa nhiệt tình, tâm huyết và tinh thần tình nguyện cống hiến của tuổi trẻ.
Chàng trai 28 tuổi, quê xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội, tâm sự: "Năm 2008, trúng tuyển vào trường Đại học Y Hà Nội, ngay sau nhập học, tôi đã là thành viên trong Câu lạc bộ sinh viên tình nguyện của trường. Suốt quá trình học tập, từ năm học thứ nhất đến năm học thứ tư, tôi đã tham gia một số hoạt động tiêu biểu như: Tiếp sức mùa thi, tham gia các hoạt động tình nguyện ở các địa bàn trên cả nước. Những chuyến đi này đã giúp tôi tích lũy được nhiều vốn sống, kinh nghiệm sống và quan trọng hơn là trong đầu tôi đã tâm niệm “sống phải thật sự trách nhiệm với cộng đồng, xã hội”.
Xuất phát từ ý thức, tâm niệm sống đó, năm thứ năm đại học, Hiếu biết đến chương trình “Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” (Dự án 585). Nhận thấy giá trị nhân văn của dự án, Hiếu mong muốn được tham gia chương trình để đóng góp sức trẻ, tinh thần tình nguyện cống hiến cho nhân dân vùng khó khăn. Sau khi tốt nghiệp đại học, Hiếu đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia Dự án, chuyên ngành Nội khoa hoặc Nhi khoa. Tháng 11/2014, Hiếu chính thức là một trong những học viên đầu tiên của chương trình tình nguyện - Dự án 585. Năm học thứ hai của khóa học Bác sĩ chuyên khoa I, ngành Nhi khoa của Dự án 585, Hiếu khởi phát bệnh “Viêm cột sống dính khớp thể hỗn hợp”, mất khả năng lao động, việc tự chăm sóc bản thân gặp phải những khó khăn và đau đớn. Tuy vậy, bằng ý chí, nghị lực, trong thời gian điều trị bệnh tại khoa Cơ xương khớp (Bệnh viện Bạch Mai) Hiếu cố gắng học tập và hoàn thành khóa học.
Tháng 8/2017, Hiếu lên đường đến vùng cực Tây Tổ quốc, hỗ trợ Trung tâm y tế huyện Mường Nhé, thời gian tối thiểu là 3 năm với hai nhiệm vụ quan trọng là khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân và hướng dẫn, giảng dạy, chia sẻ kiến thức chuyên môn cho bác sĩ tuyến cơ sở. Bác sĩ Hiếu chia sẻ: "7 tháng công tác là thời gian ngắn nhưng quá trình “cọ xát” môi trường thực tế đã cho tôi hiểu được những vất vả, khó khăn của các đồng nghiệp, qua đó giúp tôi rèn luyện, trưởng thành và hoàn thiện trong công việc. Tôi được bố trí ở nội trú trong Trung tâm y tế, nên khi có bệnh nhân nặng, dù ở ca trực của mình hay đồng nghiệp, tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời để cứu sống nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy cấp như: ngạt sau sinh, sốc nhiễm khuẩn nặng, suy hô hấp ở trẻ đẻ non, uốn ván sơ sinh, suy hô hấp do viêm phổi nặng...".
Tại Trung tâm Y tế Mường Nhé, do nguyên nhân khách quan, nhiều bác sĩ phải đi học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là bác sĩ khối điều trị Nội-Nhi-Hồi sức cấp cứu-Truyền nhiễm. Vì thế, trong công tác điều trị Hiếu luôn cố gắng làm việc cả Nội khoa, Nhi khoa, Sơ sinh, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm... có khi phải lên phòng mổ tham gia gây mê, hỗ trợ phẫu thuật.
Vất vả chung đối với các bác sĩ, điều dưỡng tại Trung tâm y tế Mường Nhé là phải hồi sức tích cực, theo dõi chăm sóc 24/24h (không có chia ca như ở các bệnh viện tuyến trên) đối với các bệnh nhân suy hô hấp, suy tuần hoàn hoặc trẻ sinh non... Vì vậy, khi có bệnh nhân nặng cần hồi sức tích cực, Hiếu thường xuyên theo dõi sát và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Để vận dụng, khai thác và làm chủ những trang thiết bị, vật tư máy móc hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác chẩn đoán, điều trị, bác sĩ Hiếu đã học tập, nghiên cứu và sử dụng thành thạo Máy điện tim phát hiện các trường hợp rối loạn nhịp và nhồi máu cơ tim cấp; sử dụng máy sốc điện trong hồi sức nâng cao; dùng máy monitoring điện tim liên tục tại giường, máy thở, máy truyền dịch, bơm tiêm điện, thuốc vận mạch trong hồi sức chống sốc.
Theo bác sĩ Hiếu, kinh tế người dân ở huyện nghèo Mường Nhé còn rất khó khăn, đời sống vất vả, đây lại là địa bàn có 10 cộng đồng dân tộc sinh sống nên bệnh nhân tại Trung tâm đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ. Trước thực tế này, để tạo sự tin tưởng và gần gũi với bệnh nhân, Hiếu đã tự học tiếng Mông hàng ngày và đến nay đã có thể tự tin giao tiếp với bà con người Mông.
Đề cập đến những khó khăn trong cuộc sống khi phải xa gia đình, quê hương, bác sĩ Hiếu cho biết: "Tôi đã trải qua những mùa đặc trưng của Mường Nhé rồi, mùa mưa thì lạnh tê cóng chân tay, hay xảy ra lũ lụt, sạt lở, giao thông chia cắt, bất lợi; còn mùa nóng thì nắng như đổ lửa, như thiêu đốt con người và mọi vật. Những điều đó giờ đã quen và không thành vấn đề lo ngại nữa rồi. Còn về gia đình, đôi khi, nghĩ về hai con còn nhỏ, vợ bị bệnh suy giáp/lao hạch đang phải điều trị ở quê nên không tránh khỏi lo lắng, suy tư…”.
Lý do để bác sĩ Hiếu “khước từ” cơ hội làm việc ở miền xuôi, yên tâm ở lại công tác, cống hiến tại địa bàn Mường Nhé được anh chia sẻ: “Trong thâm tâm, tôi luôn coi bệnh nhân như người thân trong gia đình mình vậy, sự sống của họ là nguồn sống của tôi, quan trọng như sự sống của vợ và con tôi vậy. Tôi sẽ cố gắng mỗi ngày, chừng nào họ còn cần tôi, tôi sẽ giúp đỡ họ tối đa bằng mọi cách. Tôi sẽ cố gắng kết nối với các nhà hảo tâm cùng nhau hỗ trợ xây dựng, trang bị thêm vật tư, máy móc cho Trung tâm; đồng thời hỗ trợ một số bệnh nhân thuốc thang, quần áo và ăn uống, đi lại. Thành quả lớn nhất, niềm an ủi động viên lớn nhất và trở thành động lực để tôi phải cố gắng phấn đấu mỗi ngày chính là nụ cười của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi xuất viện, đoàn tụ gia đình”.
Bác sĩ Toán Bình Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé cho biết: Hiện tại ở Trung tâm Y tế Mường Nhé, bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu là người có trình độ chuyên môn cao nhất về Nhi khoa. Quá trình công tác, bác sĩ Hiếu rất cần cù, mang tâm huyết, tài năng để cống hiến cho Trung tâm, phục vụ bệnh nhân với thái độ thương yêu, chia sẻ nhiệt tình. Trong các buổi giao ban, bác sĩ Hiếu đều có những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, đột phá; có mối quan hệ đoàn kết và sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp. Ngoài ra, bác sĩ Hiếu còn tham gia giảng dạy, chia sẻ kiến thức theo yêu cầu của ban lãnh đạo Trung tâm, đặc biệt về lĩnh vực Nhi khoa, Hồi sức cấp cứu cho nhân viên y tế tuyến cơ sở. Tất cả những điều đó đã tạo nên sự tin tưởng, quý mến, tin yêu của đội ngũ y bác sĩ trong Trung tâm, bệnh nhân và người nhà đối với bác sĩ Hiếu".
Chân dung bác sĩ Hiếu. Ảnh: TTXVN phát |
Chàng trai 28 tuổi, quê xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội, tâm sự: "Năm 2008, trúng tuyển vào trường Đại học Y Hà Nội, ngay sau nhập học, tôi đã là thành viên trong Câu lạc bộ sinh viên tình nguyện của trường. Suốt quá trình học tập, từ năm học thứ nhất đến năm học thứ tư, tôi đã tham gia một số hoạt động tiêu biểu như: Tiếp sức mùa thi, tham gia các hoạt động tình nguyện ở các địa bàn trên cả nước. Những chuyến đi này đã giúp tôi tích lũy được nhiều vốn sống, kinh nghiệm sống và quan trọng hơn là trong đầu tôi đã tâm niệm “sống phải thật sự trách nhiệm với cộng đồng, xã hội”.
Xuất phát từ ý thức, tâm niệm sống đó, năm thứ năm đại học, Hiếu biết đến chương trình “Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” (Dự án 585). Nhận thấy giá trị nhân văn của dự án, Hiếu mong muốn được tham gia chương trình để đóng góp sức trẻ, tinh thần tình nguyện cống hiến cho nhân dân vùng khó khăn. Sau khi tốt nghiệp đại học, Hiếu đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia Dự án, chuyên ngành Nội khoa hoặc Nhi khoa. Tháng 11/2014, Hiếu chính thức là một trong những học viên đầu tiên của chương trình tình nguyện - Dự án 585. Năm học thứ hai của khóa học Bác sĩ chuyên khoa I, ngành Nhi khoa của Dự án 585, Hiếu khởi phát bệnh “Viêm cột sống dính khớp thể hỗn hợp”, mất khả năng lao động, việc tự chăm sóc bản thân gặp phải những khó khăn và đau đớn. Tuy vậy, bằng ý chí, nghị lực, trong thời gian điều trị bệnh tại khoa Cơ xương khớp (Bệnh viện Bạch Mai) Hiếu cố gắng học tập và hoàn thành khóa học.
Tháng 8/2017, Hiếu lên đường đến vùng cực Tây Tổ quốc, hỗ trợ Trung tâm y tế huyện Mường Nhé, thời gian tối thiểu là 3 năm với hai nhiệm vụ quan trọng là khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân và hướng dẫn, giảng dạy, chia sẻ kiến thức chuyên môn cho bác sĩ tuyến cơ sở. Bác sĩ Hiếu chia sẻ: "7 tháng công tác là thời gian ngắn nhưng quá trình “cọ xát” môi trường thực tế đã cho tôi hiểu được những vất vả, khó khăn của các đồng nghiệp, qua đó giúp tôi rèn luyện, trưởng thành và hoàn thiện trong công việc. Tôi được bố trí ở nội trú trong Trung tâm y tế, nên khi có bệnh nhân nặng, dù ở ca trực của mình hay đồng nghiệp, tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời để cứu sống nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy cấp như: ngạt sau sinh, sốc nhiễm khuẩn nặng, suy hô hấp ở trẻ đẻ non, uốn ván sơ sinh, suy hô hấp do viêm phổi nặng...".
Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu đang khám bệnh cho bệnh nhân. Ảnh: TTXVN phát |
Tại Trung tâm Y tế Mường Nhé, do nguyên nhân khách quan, nhiều bác sĩ phải đi học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là bác sĩ khối điều trị Nội-Nhi-Hồi sức cấp cứu-Truyền nhiễm. Vì thế, trong công tác điều trị Hiếu luôn cố gắng làm việc cả Nội khoa, Nhi khoa, Sơ sinh, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm... có khi phải lên phòng mổ tham gia gây mê, hỗ trợ phẫu thuật.
Vất vả chung đối với các bác sĩ, điều dưỡng tại Trung tâm y tế Mường Nhé là phải hồi sức tích cực, theo dõi chăm sóc 24/24h (không có chia ca như ở các bệnh viện tuyến trên) đối với các bệnh nhân suy hô hấp, suy tuần hoàn hoặc trẻ sinh non... Vì vậy, khi có bệnh nhân nặng cần hồi sức tích cực, Hiếu thường xuyên theo dõi sát và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Để vận dụng, khai thác và làm chủ những trang thiết bị, vật tư máy móc hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác chẩn đoán, điều trị, bác sĩ Hiếu đã học tập, nghiên cứu và sử dụng thành thạo Máy điện tim phát hiện các trường hợp rối loạn nhịp và nhồi máu cơ tim cấp; sử dụng máy sốc điện trong hồi sức nâng cao; dùng máy monitoring điện tim liên tục tại giường, máy thở, máy truyền dịch, bơm tiêm điện, thuốc vận mạch trong hồi sức chống sốc.
Theo bác sĩ Hiếu, kinh tế người dân ở huyện nghèo Mường Nhé còn rất khó khăn, đời sống vất vả, đây lại là địa bàn có 10 cộng đồng dân tộc sinh sống nên bệnh nhân tại Trung tâm đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ. Trước thực tế này, để tạo sự tin tưởng và gần gũi với bệnh nhân, Hiếu đã tự học tiếng Mông hàng ngày và đến nay đã có thể tự tin giao tiếp với bà con người Mông.
Đề cập đến những khó khăn trong cuộc sống khi phải xa gia đình, quê hương, bác sĩ Hiếu cho biết: "Tôi đã trải qua những mùa đặc trưng của Mường Nhé rồi, mùa mưa thì lạnh tê cóng chân tay, hay xảy ra lũ lụt, sạt lở, giao thông chia cắt, bất lợi; còn mùa nóng thì nắng như đổ lửa, như thiêu đốt con người và mọi vật. Những điều đó giờ đã quen và không thành vấn đề lo ngại nữa rồi. Còn về gia đình, đôi khi, nghĩ về hai con còn nhỏ, vợ bị bệnh suy giáp/lao hạch đang phải điều trị ở quê nên không tránh khỏi lo lắng, suy tư…”.
Lý do để bác sĩ Hiếu “khước từ” cơ hội làm việc ở miền xuôi, yên tâm ở lại công tác, cống hiến tại địa bàn Mường Nhé được anh chia sẻ: “Trong thâm tâm, tôi luôn coi bệnh nhân như người thân trong gia đình mình vậy, sự sống của họ là nguồn sống của tôi, quan trọng như sự sống của vợ và con tôi vậy. Tôi sẽ cố gắng mỗi ngày, chừng nào họ còn cần tôi, tôi sẽ giúp đỡ họ tối đa bằng mọi cách. Tôi sẽ cố gắng kết nối với các nhà hảo tâm cùng nhau hỗ trợ xây dựng, trang bị thêm vật tư, máy móc cho Trung tâm; đồng thời hỗ trợ một số bệnh nhân thuốc thang, quần áo và ăn uống, đi lại. Thành quả lớn nhất, niềm an ủi động viên lớn nhất và trở thành động lực để tôi phải cố gắng phấn đấu mỗi ngày chính là nụ cười của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi xuất viện, đoàn tụ gia đình”.
Bác sĩ Toán Bình Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé cho biết: Hiện tại ở Trung tâm Y tế Mường Nhé, bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu là người có trình độ chuyên môn cao nhất về Nhi khoa. Quá trình công tác, bác sĩ Hiếu rất cần cù, mang tâm huyết, tài năng để cống hiến cho Trung tâm, phục vụ bệnh nhân với thái độ thương yêu, chia sẻ nhiệt tình. Trong các buổi giao ban, bác sĩ Hiếu đều có những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, đột phá; có mối quan hệ đoàn kết và sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp. Ngoài ra, bác sĩ Hiếu còn tham gia giảng dạy, chia sẻ kiến thức theo yêu cầu của ban lãnh đạo Trung tâm, đặc biệt về lĩnh vực Nhi khoa, Hồi sức cấp cứu cho nhân viên y tế tuyến cơ sở. Tất cả những điều đó đã tạo nên sự tin tưởng, quý mến, tin yêu của đội ngũ y bác sĩ trong Trung tâm, bệnh nhân và người nhà đối với bác sĩ Hiếu".
Văn Dũng - Hải An