Dự án cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần (ĐT.177) là một trong những công trình giao thông trọng điểm tại tỉnh Hà Giang, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Dự án được khởi công từ tháng 4/2022, với chiều dài 42,72 km, tổng mức đầu tư điều chỉnh trên 1.496 tỷ đồng. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, kết nối hai huyện Bắc Quang và Xín Mần, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như thúc đẩy các hoạt động du lịch và phát triển kinh tế vùng cao.
Chương trình xóa nhà tạm tại Hà Giang đang được triển khai hiệu quả, góp phần làm thay đổi bộ mặt các huyện vùng cao và mang lại mái ấm ổn định cho hàng nghìn gia đình nghèo. Mỗi huyện tại Hà Giang đều có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong công tác xóa nhà tạm, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngay sau khi vụ sạt lở đất xảy ra vào ngày 29/9 tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang (Hà Giang), chính quyền địa phương và các lực lượng đã khẩn trương rà soát, kiểm tra và vận động người dân những nơi có nguy cơ sạt lở cao di dời đến nơi an toàn.
Sau 3 ngày nỗ lực khẩn trương tìm kiếm, chiều 1/10, cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thêm một nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra vào sáng ngày 29/9 tại Quốc lộ 2, Km 51 thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang.
Đại tá Nguyễn Đức Thuận, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đầu chiều 30/9, cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở nghiêm trọng tại Quốc lộ 2, Km 51 thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang.
Đến trưa 30/9, các lực lượng chức năng đã cứu được 8 người bị thương trong vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại Quốc lộ 2, Km51 thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Những người này đã được đưa đi cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Quang và Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên.
Chiều tối 19/8, ông Ngô Văn Hiếu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cùng Đoàn công tác của huyện đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình 2 nữ nạn nhân bị lũ cuốn trôi khi đi qua tràn suối.
Bắc Quang (Hà Giang) là "thủ phủ" cam sành của tỉnh Hà Giang với tổng diện tích khoảng 3.200 ha. Cam sành đã trở thành cây kinh tế mũi nhọn, giúp nhiều nhà vườn có kinh tế ổn định, vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang cho biết, ngành nông nghiệp Hà Giang đang phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả -Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương tìm các giải pháp hữu hiệu để khắc phục gần 1.600 ha cam có hiện tượng vàng lá, khô đầu cành, phát triển kém và chết ở hai huyện Bắc Quang, Quang Bình.
Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Hà Giang và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm cam nói riêng, tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống nhằm tiêu thụ cam trên địa bàn, các hợp tác xã cơ bản đã vận hành tốt gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử và việc tiêu thụ sản phẩm bước đầu đạt được kết quả tích cực.
Cam sành Hà Giang, một trong những sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn của tỉnh Hà Giang cũng đang có hiện tượng rụng hàng loạt gây thiệt hại lớn cho những người trồng.
Ngày 9/4, ông Hoàng Mạnh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang cho biết: Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai các huyện bị thiệt hại nặng đã tiếp cận địa bàn kịp thời, xác minh thiệt hai, chỉ đạo và huy động lực lượng tại chỗ gúp đỡ các hộ gia đình khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Tả Phìn Hồ là xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía đông bắc huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) nhưng có rất nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu và cây chè bản địa. Tuy nhiên, do địa thế hiểm trở, đường sá xa xôi cho nên kho dược liệu đã bị “ngủ quên”. Phải đến khi được “đánh thức” mới trở thành hàng hóa giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Hà Giang) và 10 huyện (Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh).
Thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã xây dựng kế hoạch phát triển cây cam và chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn) gắn với trồng cỏ.
Hàng chục chiếc thuyền di chuyển trên mặt nước, những chiếc vòi to cắm sâu xuống lòng sông hút cát lên cuồn cuộn. Những bãi tập kết cát khai thác trái phép mọc nhan nhản ven Quốc lộ 2 và 279, có điểm chỉ cách trụ sở làm việc của cơ quan công quyền vài trăm mét... nhưng nó vẫn ngang nhiên hoạt động. Chính quyền, ngành chức năng đã nhiều lần quyết liệt ra quân xử lý, còn “cát tặc” vẫn lộng hành, như trêu ngươi, thách thức dư luận.